Một con tê giác đã bị cưa sừng. REUTERS
Theo báo giới Nam Phi, nhân Hội nghi quốc tế về đa dạng sinh học kết thúc hôm nay, 19/10/2012 ở thành phố Hyderabad (Ấn Độ), trên nguyên tắc đại diện Nam Phi và Việt Nam sẽ ký kết một văn kiện quan trọng trong việc bảo vệ loài tê giác khỏi nạn săn trộm. Tuy nhiên, vào giờ chót, lễ ký kết đã bị Việt Nam dời qua một thời điểm khác.
Theo nhật báo Nam Phi Mail & Guardian ngày 18/10/2012, Cơ quan môi trường Nam Phi cho biết là dù Việt Nam đã dời việc ký kết, nhưng Nam Phi vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận với hy vọng là thỏa thuận ghi nhớ giữa hai nước sẽ được ký kết trước cuối năm nay.
Theo nguồn tin trên, từ tháng chín năm ngoái đến nay, Nam Phi và Việt Nam đã thương thảo về một biên bản ghi nhớ về thực thi luật pháp và bảo vệ sự đa dạng sinh học, nhằm hạn chế hạn chế đà leo thang của tệ nạn săn bắn tê giác.
Theo phía Nam Phi, mức độ săn trộm hiện nay đã tăng đến mức cao kỷ lục, với 455 con tê giác bị giết kể từ đầu năm đến nay, cao hơn cả tổng số của năm ngoái là 448.
Tiến sĩ Jo Shaw - điều phối viên đặc trách hồ sơ tê giác thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên WWF Nam Phi – cho rằng cấp chính quyền cao nhất ở Nam Phi có nhiệm vụ phải làm sao để thỏa thuận với Việt Nam được ký kết và sau đó biến văn bản thành thực tế.
Việc Việt Nam trì hoãn việc ký kết thỏa thuận chống săn bắn tê giác đã khiến giới bảo vệ môi trường thiên nhiên hết sức thất vọng và lo ngại. Lý do là vì Việt Nam bị coi là một trong những quốc gia tiêu thụ sừng tê giác chủ chốt trên thế giới.
Theo nguồn tin trên, từ tháng chín năm ngoái đến nay, Nam Phi và Việt Nam đã thương thảo về một biên bản ghi nhớ về thực thi luật pháp và bảo vệ sự đa dạng sinh học, nhằm hạn chế hạn chế đà leo thang của tệ nạn săn bắn tê giác.
Theo phía Nam Phi, mức độ săn trộm hiện nay đã tăng đến mức cao kỷ lục, với 455 con tê giác bị giết kể từ đầu năm đến nay, cao hơn cả tổng số của năm ngoái là 448.
Tiến sĩ Jo Shaw - điều phối viên đặc trách hồ sơ tê giác thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên WWF Nam Phi – cho rằng cấp chính quyền cao nhất ở Nam Phi có nhiệm vụ phải làm sao để thỏa thuận với Việt Nam được ký kết và sau đó biến văn bản thành thực tế.
Việc Việt Nam trì hoãn việc ký kết thỏa thuận chống săn bắn tê giác đã khiến giới bảo vệ môi trường thiên nhiên hết sức thất vọng và lo ngại. Lý do là vì Việt Nam bị coi là một trong những quốc gia tiêu thụ sừng tê giác chủ chốt trên thế giới.
No comments:
Post a Comment