Pages

Thursday, November 8, 2012

Vì sao Putin 'trảm' Bộ trưởng Quốc phòng

Các nhà phân tích cho rằng động thái mạnh tay của Tổng thống Nga VladimirPutin sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov - một nhân vật thân tín trong nhóm nội bộ của ông là một cơn bùng phát chưa từng có tại Kremlin

Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov

Chủ tịch Quỹ Chính trị St. Petersburg Mikhail Vinogradov cho rằng vẫn còn quá sớm để nói rằng cuộc ganh đua quyền lực trong số thân cận của ông Putin đang gia tăng, hoặc cú sa chân của vị Bộ trưởng Quốc phòng chỉ là một sự vụ đơn lẻ.
Serdyukov được giao nhiệm vụ tiến hành các cuộc cải tổ quân đội Nga đầy tham vọng, nhưng các sáng kiến của ông lại thiếu đường hướng cụ thể và gần như thất bại, trong khi đó, các cáo buộc tham nhũng lại xói mòn hình ảnh của ông trước công chúng.
Hôm qua, Putin đã quyết định thay thế Serdyukov bằng cựu Bộ trưởng Tình huống khẩn cấp hiện đang giữ chức Thị trưởng vùng Moscow Sergei Shoigu. Trong mắt của nhiều người, Sergei Shoigu được cho là một nhân vật đầy lôi cuốn.
Putin đã viện dẫn các vụ việc liên quan tới tham nhũng để sa thải Serdyukov. Một công ty do Bộ Quốc phòng sở hữu đã bị cáo buộc là làm 'bay hơi' khoảng 95 triệu USD trong một vụ gian lận bất động sản.
Trước kia, Serdyukov 50 tuổi vốn là một người quản lý gian hàng nội thất tại St. Petersburg suốt hơn một thập kỷ. Đến năm 2000, ông chuyển sang Cơ quan Thuế Liên bang và trở thành lãnh đạo cơ quan này năm 2004. Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 2007.
Các nhân vật trong hàng ngũ của Putin hầu hết đều là các thân tín từ thời ông còn làm ở St. Petersburg. Nhiều người cho rằng chính sách nhân sự của Putin đặt lòng trung thành lên hàng đầu. Đây là lý do tại sao việc sa thải Serdyukov lại rất bất thường và gây chấn động.
Đòn giáng vào thanh danh của  Serdyukov đã được Thủ tướng Dmitrry Medvedev xoa dịu khi nói rằng đây là 'sự ra đi' của một "bộ trưởng hiệu quả".
Không phải vấn đề tham nhũng
Giám đốc Trung tâm Dự báo Quân sự Anatoly Tsyganok nhận định Serdyukov đã làm mất lòng rất nhiều người trong nhóm của Putin, bao gồm cả người tiền nhiệm Sergei Ivanov và Dmitry Rogozin - Phó Thủ tướng phụ trách quốc phòng.
Việc đối đầu với các ngành công nghiệp quốc phòng và đồng minh đã buộc Serdyukov phải mua vũ khí ở bên ngoài mà trong mắt các quan chức quân đội và Rogozin, đây là một hành động "không yêu nước". Khoản tiền rất lớn, vì chính phủ dự kiến chi 635 tỉ USD cho các trang thiết bị quân sự mới cho đến năm 2020.
Nếu chỉ có các cáo buộc tham nhũng thì vẫn chưa thể là lý do khiến Putin mạnh tay với Serdyukov như vậy, bởi vì theo Anatoly Khramchikhin thuộc Học viện Phân tích Chính trị và Quân sự, 'toàn bộ hệ thống đều tham nhũng, từ trên xuống dưới'.
Nga hiện đang xếp hạng 143 trong 178 quốc gia theo bảng xếp hạng Tham Nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế vào năm ngoái. Theo Văn phòng Công tố Quân đội, tham nhũng trong quân đội ước tính lên tới 95 triệu USD trong riêng năm 2011.
Các chiến dịch quan hệ công chúng của Serdyukov đã đánh bóng ông như thể lá cờ đầu trong chiến dịch chống tham nhũng trong hàng ngũ các tướng tá.
Thành viên của Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự Alexander Perendzhiyev cho rằng các đồng sự của Serdyukov có vẻ lại 'ngựa quen đường cũ' với tình trạng tham nhũng vì lợi ích cá nhân mà các vụ việc gần đây là những điển hình.
Nhiều người ghét, ít hiệu quả
Nhiệm vụ chính của Serkyukov là cải tổ quân đội, tiến hàh sau cuộc chiến tranh với Gruzia năm 2008. Đây là cuộc chiến đã cho thấy những gì còn thiếu của quân đội Nga, chẳng hạn như thiếu các máy bay do thám không người lái (UAV).
Serdyukov đã hồi sinh một loạt chỉ huy và cấu trúc quân đội, cải tổ hệ thống giáo dục quân sự và cố gắng giải quyết các vấn đề xã hội của quân đội bao gồm việc tuyển mới, mức lương thấp và vấn đề nhà ở cho quân nhân.
Những cải cách triệt để này cùng với các cáo buộc về tham nhũng đối với những nhân vật được trực tiếp tuyển dụng bao gồm cả các chuyên gia dân sự mà trong đó rất nhiều người là nữ đã khiến Serdyukov trở thành nhân vật bị 'ghét' trong hàng ngũ quân đội. Rất nhiều quan chức coi ông là một người thuộc hàng dân sự và không hiểu biết về quân sự.
Còn về chương trình cải cách của Serdyukov, các chuyên gia nói rằng đây chỉ là một mớ hỗn độn.
Tsyganok nói rằng chỉ có việc dựng lại chuỗi chỉ huy là còn thành công. Còn giáo dục quân sự rất chắp vá, vắt kiệt 'giới trí thức quân sự' của đất nước, trong khi tình trạng thiếu nhà vẫn như mọi khi.
Perendzhiyev nói rằng tân Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu có thể sẽ huỷ các cải cách về cấu trúc quân đội vốn mô phỏng một cách mù quáng các mẫu hình của nước ngoài. Perendzhiyev thừa nhận rằng tình trạng lạm dụng khi tuyển dụng đã giảm dần, nhưng vẫn chưa được xoá bỏ hoàn toàn dưới thời Serdyukov.
Nhà phân tích Khramchikhin nói rằng: "Cuộc cải cách triệt để này đưa ra các kết quả rất mâu thuẫn, chủ yếu bởi vì không một ai, kể cả tác giả của nó, có thể hiểu rõ mục đích của cải cách là gì"
"Chỉ có một cuộc chiến mới cho thấy rõ các sáng kiến đã hiệu quả như thế nào" -  Khramchikhin nói.
    Lê Thu (theo RIA)


No comments:

Post a Comment