Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu ở Frankfurt, Đức (ảnh chụp ngày 06/12/2012) REUTERS
Ngày 13/12/2012 vừa qua, sau 14 giờ thảo luận, bộ trưởng Tài chính 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đạt được đồng thuận về giai đoạn 1 để tiến tới Liên minh ngân hàng. Trong Liên minh này BCE đóng vai trò hàng đầu để giám sát các hoạt động ngân hàng châu Âu.Với khả năng can thiệp trực tiếp vào các cơ quan tài chính, Liên minh ngân hàng được coi là lá chắn chống khủng hoảng và là bước đầu trên con đường hội nhập của ngành ngân hàng châu Âu.
Anh Quốc, Thụy Điển và Cộng Hòa Séc đồng ý về nguyên tắc nhưng vẫn đứng ngoài Liên minh ngân hàng châu Âu. Trong mắt các nhà quan sát, thỏa thuận các bên đã đạt được tại thượng đỉnh Bruxelles vào tuần trước là « một bước nhảy vọt » trong quá trình xây dựng cộng đồng châu Âu. Cụ thể hơn, Liên minh ngân hàng châu Âu bảo đảm cho sự tồn tại của đồng euro, tránh để đơn vị tiền tệ chung châu Âu bị chao đảo làm phương hại đến kinh tế của toàn thể Liên Hiệp Châu Âu gồm 27 nước thành viên.
Kinh nghiệm đau thương của Hy Lạp cho thấy dù chỉ có trọng lượng kinh tế tương đương với 2 % GDP của toàn Liên Hiệp Châu Âu, khủng hoảng của Hy Lạp qua « hiệu ứng domino » đã làm rúng động cả khu vực eurozone và Bruxelles không muốn trông thấy kịch bản này tái diễn.
Tại thượng đỉnh Bruxelles trong hai ngày 12 và 13/12/2012 toàn thể 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhất trí về 1 chính sách chung để giám sát các hoạt động của 6000 ngân hàng tại 17 nước thành viên khối euro và của 7 nước ngoài eurozone.
Hệ thống giám sát đó được đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE. Cụ thể hơn thì cơ quan tài chính châu Âu này sẽ can thiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để hỗ trợ các ngân hàng lâm nạn.
Ủy viên châu Âu đặc trách về thị trượng nội địa, ông Michel Barnier coi thỏa thuận các bên đạt được vào tuần trước là một bước tiến « lịch sử » :
« Lần đầu tiên 6000 ngân hàng trong Liên Hiệp Châu Âu sẽ được quản lý và đặt dưới sự giám sát như nhau của một cơ quan tài chính châu Âu. Tôi không dám nói là sẽ không bao giờ Liên hiệp phải trực diện với một cuộc khủng hoảng về ngân hàng, bởi vì Liên hiệp ngân hàng châu Âu chưa chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên khi chúng ta củng cố vốn ngân hàng, khi châu Âu quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động thì nguy cơ xảy ra khủng hoảng sẽ giảm đi. Nói cách khác châu Âu trang bị những công cụ mới để bảo đảm rằng các ngân hàng hoạt động một cách an toàn ».
Ông Michel Barnier là một trong những người đã liên tục đưa ra những đạo luật để hướng tới một chính sách ngân hàng chung châu Âu. Theo thỏa thuận vừa đạt được, BCE trực tiếp giám sát khoảng từ 150 cho tới 200 tập đoàn ngân hàng. Đó là những cơ quan có vốn trên 30 tỷ euro hoạch có trọng lượng tài chính tương đương với 1/5 tổng sản phẩm nội địa quốc gia. Đối với khoảng 5 800 ngân hàng còn lại, công việc kiểm soát được trao cho các ngân hàng trung ương của từng quốc gia.
Liên minh ngân hàng châu Âu là gì ?
Cơ chế này dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: thứ nhất là giám sát để đề phòng trước những rủi ro có thể xảy tới cho một cơ quan tài chính. Thứ hai là bắt buộc 6000 ngân hàng trong khối euro chuẩn bị đối phó với mọi tình huống. Trong trường hợp bị nợ xấu chồng chất, một nhà băng phải chấp nhận để được tái cơ cấu.
Để có thể cứu nguy được các ngân hàng bị nạn, cơ chế giám sát ngân hàng châu Âu cần có vốn để can thiệp. Cụ thể là mỗi đơn vị trong số 6000 ngân hàng của khối euro phải đóng góp 1% vốn. Khoản 1% vốn đó không nhằm bơm tiền cho một thành viên bị phá sản. Đây chỉ là một hình thức bảo lãnh tiền ủy thác và là một dạng quỹ để xử lý các vấn đề của ngân hàng. Đó chính là nền tảng thứ ba của dự án liên minh ngân hàng châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của đài RFI Pháp ngữ sau thượng đỉnh Bruxelles vừa qua, Yves Bertonici, tổng thư ký Hiệp hội Notre Europe, một trung tâm nghiên cứu của Pháp về các vấn đề châu Âu nhắc lại về nguyên tắc vận hành của Liên minh ngân hàng châu Âu :
« Liên minh ngân hàng gồm 3 trục chính : thứ nhất là công tác giám sát sẽ được thực hiện ở cấp châu Âu, đặc biệt là giám sát hoạt động của các ngân hàng trong khu vực euro. Đặc điểm thứ nhì là ở cấp châu Âu sẽ đề ra một quỹ cấp cứu : tức là khi một ngân hàng bị nạn thì châu Âu sẽ dùng quỹ cấp cứu để can thiệp. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng bởi vì từ trước tới nay, khả năng cấp cứu một ngân hàng chỉ thuộc thẩm quyền và tùy thuộc vào khả năng của một quốc gia mà thôi. Nét tiêu biểu thứ ba của Liên minh ngân hàng Châu Âu là lập ra một quỹ riêng, để bảo đảm cho những người ủy thác tiền của họ vào ngân hàng. Nói cách khác là trong trường hợp một ngân hàng bị đe dọa phá sản, thì tư nhân sẽ không trắng tay.
Chúng ta thấy rằng cả ba mục tiêu đề ra của liên minh ngân hàng châu Âu nhằm tránh để xảy ra trường hợp một ngân hàng bị mất khả năng thanh toán trở thành gánh nặng cho nhà nước. Quốc gia đó phải đi vay để tăng vốn cho ngân hàng. Như vậy nợ xấu của ngân hàng hóa thành nợ công của nhà nước.
Đó là trường hợp của ngân hàng Tây Ban Nha : khi các cơ quan tài chính Tây Ban Nha bị đe dọa mất khả năng thanh toán, chính quyền Madrid phải đi vay nợ để tăng vốn, cứu nguy các ngân hàng đó. Hậu quả là nợ công của Tây Ban Nha tăng vọt. Tây Ban Nha bị các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế hạ điểm tín nhiệm. Trong mắt các nhà đầu tư, Tây Ban Nha bị coi là một quốc gia có mức độ rủi ro cao, đầu tư vào Tây Ban Nha không an toàn. Không còn mấy ai muốn mua công trái phiếu của Tây Ban Nha. Madrid phải đi vay lãi suất cao hơn so với những nước được coi là ổn định. Cả dây chuyền luẩn quẩn đó càng đẩy Tây Ban Nha vào khủng hoảng nhanh hơn nữa.
Chính vì muốn tránh để xảy ra kịch bản này mà châu Âu phải can thiệp. Can thiệp để giải cứu cho các ngân hàng là một chuyện, nhưng điều đó cũng có nghĩa là châu Âu phải có trách nhiệm giám sát, không để cho các ngân hàng đầu tư bừa bãi, hay cho vay bất cẩn ».
Trong việc giám sát các hoạt động ngân hàng, BCE sẽ đóng vài trò hàng đầu. về điểm này ủy viên châu Au Michel Barnier giải thích thêm :
« Sẽ có một cuốn cẩm nang về những thể thức quản lý các ngân hàng trong khối euro và ngân hàng châu Âu. BCE sẽ trực tiếp hoặc qua trung gian của các ngân hàng trung ương quốc gia giám sát hoạt động của 6000 ngân hàng trong khu vực. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát. Thế nhưng trong trường hợp cần thiết và phải can thiệp thì quyền quyết định sau cùng thì vẫn thuộc về Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE.
Vấn đề đặt ra với khu vực đồng euro là các ngân hàng lệ thuộc vào nhau, khi một cơ quan tài chính trong khối euro lâm nạn, mất khả năng thanh toán thì lập tức liên lụy đến các ngân hàng khác trong khối. Cũng tương tự như là khi một nhà nước quản lý lỏng lẻo ngân sách để bị đe dọa phá sản, thì quốc gia đó trở thành mục tiêu tấn công và đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của đồng euro. Ổn định tài chính và tiền tệ của toàn khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu bị đe dọa. Đấy chính là mục tiêu để châu Âu tiến tới Liên minh ngân hàng ».
Liên minh ngân hàng mới chỉ ở giai đoạn đầu
Chính sách giám sát chung nói trên cho phép BCE trừng phạt bất kỳ một tập đoàn ngân hàng nào không tuân thủ luật chơi chung. Hiện tại, Liên Hiệp Châu Âu mới chỉ đạt được đồng thuận cụ thể trên bBước đầu tiên để tiến tới Liên minh ngân hàng châu Âu đó là vế giám sát các hoạt động của ngân hàng. Còn khi một ngân hàng lâm nạn thì sẽ được hỗ trợ dưới hình thức nào, do quỹ nào bảo đảm và ai tham gia vào quỹ đó : các bên sẽ phải thảo luận tiếp. Nhưng dù sao đối với tổng thư ký hiệp hội nghiên cứu về châu Âu, Notre Europe ông Yves Bertonici, công việc giám sát là điều kiện tiên quyết để tiến tới một liên minh ngân hàng châu Âu. Liên minh đó sẽ hoạt động như một quỹ bảo hiểm :
« Trước hết đây là một trong những công cụ để ngăn ngừa khủng hoảng. Kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Âu mở màn vào năm 2010, Bruxelles đã đề ra rất nhiều biện pháp đối phó. Châu Âu cũng đã gia tăng các hình thức can thiệp để các thành viên khối euro chia sẻ gánh với nhau. Tuy nhiên khủng hoảng ngân hàng đang hoành hành tại Tây Ban Nha hay Ai Len chẳng hạn đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn. Tức là phải can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng.
Liên minh ngân hàng châu Âu đương nhiên còn là một công cụ để ngăn ngừa mọi rủi ro xảy ra khủng hoảng. Chúng ta thấy là khi không được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng quá dễ dãi cấp tín dụng cho tư nhân để đến nỗi xảy ra hiện tượng như là bong bóng địa ốc. Khu vực nhà đất vỡ bong bóng, kéo theo biết bao nhiêu hậu quả tai hại : tư nhân không trả nước nợ, và đe dọa đến sự sống còn của các tập đoàn ngân hàng. Chỉ cần một vài ngân hàng có tầm cỡ của một nước như Tây Ban Nha bị đe dọa phá sản là cũng đủ để gây ra một làn sóng hoảng loạn tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Vì vậy ở cấp châu Âu cần có một chính sách tài chính và ngân hàng rõ ràng, và nhất quán. Đúng là với Liên minh ngân hàng, châu Âu đã tiến xa thêm một bước trên con đường hội nhập ».
Câu hỏi then chốt là liệu Liên minh ngân hàng sẽ có là lá chắn che chở cho khối euro nói riêng và Liên Hiệp Châu Âu nói chung tránh rơi vào khủng hoảng tài chính như hiện nay hay không ? Về điểm này ông Bertonici tìm cách trả lời :
« Trước hết đây là một trong những công cụ để ngăn ngừa khủng hoảng. Kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Âu mở màn vào năm 2010, Bruxelles đã đề ra rất nhiều biện pháp đối phó. Châu Âu cũng đã gia tăng các hình thức can thiệp để các thành viên khối euro chia sẻ gánh với nhau. Tuy nhiên khủng hoảng ngân hàng đang hoành hành tại Tây Ban Nha hay Ai Len chẳng hạn đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn. Tức là phải can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng.
Liên minh ngân hàng châu Âu đương nhiên còn là một công cụ để ngăn ngừa mọi rủi ro xảy ra khủng hoảng. Chúng ta thấy là khi không được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng quá dễ dãi cấp tín dụng cho tư nhân để đến nỗi xảy ra hiện tượng như là bong bóng địa ốc. Khu vực nhà đất vỡ bong bóng, kéo theo biết bao nhiêu hậu quả tai hại : tư nhân không trả nước nợ, và đe dọa đến sự sống còn của các tập đoàn ngân hàng. Chỉ cần một vài ngân hàng có tầm cỡ của một nước như Tây Ban Nha bị đe dọa phá sản là cũng đủ để gây ra một làn sóng hoảng loạn tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Vì vậy ở cấp châu Âu cần có một chính sách tài chính và ngân hàng rõ ràng, và nhất quán. Đúng là với Liên minh ngân hàng, châu Âu đã tiến xa thêm một bước trên con đường hội nhập ».
__________________
Kinh nghiệm đau thương của Hy Lạp cho thấy dù chỉ có trọng lượng kinh tế tương đương với 2 % GDP của toàn Liên Hiệp Châu Âu, khủng hoảng của Hy Lạp qua « hiệu ứng domino » đã làm rúng động cả khu vực eurozone và Bruxelles không muốn trông thấy kịch bản này tái diễn.
Tại thượng đỉnh Bruxelles trong hai ngày 12 và 13/12/2012 toàn thể 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu nhất trí về 1 chính sách chung để giám sát các hoạt động của 6000 ngân hàng tại 17 nước thành viên khối euro và của 7 nước ngoài eurozone.
Hệ thống giám sát đó được đặt dưới sự chỉ đạo của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE. Cụ thể hơn thì cơ quan tài chính châu Âu này sẽ can thiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để hỗ trợ các ngân hàng lâm nạn.
Ủy viên châu Âu đặc trách về thị trượng nội địa, ông Michel Barnier coi thỏa thuận các bên đạt được vào tuần trước là một bước tiến « lịch sử » :
« Lần đầu tiên 6000 ngân hàng trong Liên Hiệp Châu Âu sẽ được quản lý và đặt dưới sự giám sát như nhau của một cơ quan tài chính châu Âu. Tôi không dám nói là sẽ không bao giờ Liên hiệp phải trực diện với một cuộc khủng hoảng về ngân hàng, bởi vì Liên hiệp ngân hàng châu Âu chưa chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên khi chúng ta củng cố vốn ngân hàng, khi châu Âu quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động thì nguy cơ xảy ra khủng hoảng sẽ giảm đi. Nói cách khác châu Âu trang bị những công cụ mới để bảo đảm rằng các ngân hàng hoạt động một cách an toàn ».
Ông Michel Barnier là một trong những người đã liên tục đưa ra những đạo luật để hướng tới một chính sách ngân hàng chung châu Âu. Theo thỏa thuận vừa đạt được, BCE trực tiếp giám sát khoảng từ 150 cho tới 200 tập đoàn ngân hàng. Đó là những cơ quan có vốn trên 30 tỷ euro hoạch có trọng lượng tài chính tương đương với 1/5 tổng sản phẩm nội địa quốc gia. Đối với khoảng 5 800 ngân hàng còn lại, công việc kiểm soát được trao cho các ngân hàng trung ương của từng quốc gia.
Liên minh ngân hàng châu Âu là gì ?
Cơ chế này dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: thứ nhất là giám sát để đề phòng trước những rủi ro có thể xảy tới cho một cơ quan tài chính. Thứ hai là bắt buộc 6000 ngân hàng trong khối euro chuẩn bị đối phó với mọi tình huống. Trong trường hợp bị nợ xấu chồng chất, một nhà băng phải chấp nhận để được tái cơ cấu.
Để có thể cứu nguy được các ngân hàng bị nạn, cơ chế giám sát ngân hàng châu Âu cần có vốn để can thiệp. Cụ thể là mỗi đơn vị trong số 6000 ngân hàng của khối euro phải đóng góp 1% vốn. Khoản 1% vốn đó không nhằm bơm tiền cho một thành viên bị phá sản. Đây chỉ là một hình thức bảo lãnh tiền ủy thác và là một dạng quỹ để xử lý các vấn đề của ngân hàng. Đó chính là nền tảng thứ ba của dự án liên minh ngân hàng châu Âu.
Trả lời phỏng vấn của đài RFI Pháp ngữ sau thượng đỉnh Bruxelles vừa qua, Yves Bertonici, tổng thư ký Hiệp hội Notre Europe, một trung tâm nghiên cứu của Pháp về các vấn đề châu Âu nhắc lại về nguyên tắc vận hành của Liên minh ngân hàng châu Âu :
« Liên minh ngân hàng gồm 3 trục chính : thứ nhất là công tác giám sát sẽ được thực hiện ở cấp châu Âu, đặc biệt là giám sát hoạt động của các ngân hàng trong khu vực euro. Đặc điểm thứ nhì là ở cấp châu Âu sẽ đề ra một quỹ cấp cứu : tức là khi một ngân hàng bị nạn thì châu Âu sẽ dùng quỹ cấp cứu để can thiệp. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng bởi vì từ trước tới nay, khả năng cấp cứu một ngân hàng chỉ thuộc thẩm quyền và tùy thuộc vào khả năng của một quốc gia mà thôi. Nét tiêu biểu thứ ba của Liên minh ngân hàng Châu Âu là lập ra một quỹ riêng, để bảo đảm cho những người ủy thác tiền của họ vào ngân hàng. Nói cách khác là trong trường hợp một ngân hàng bị đe dọa phá sản, thì tư nhân sẽ không trắng tay.
Chúng ta thấy rằng cả ba mục tiêu đề ra của liên minh ngân hàng châu Âu nhằm tránh để xảy ra trường hợp một ngân hàng bị mất khả năng thanh toán trở thành gánh nặng cho nhà nước. Quốc gia đó phải đi vay để tăng vốn cho ngân hàng. Như vậy nợ xấu của ngân hàng hóa thành nợ công của nhà nước.
Đó là trường hợp của ngân hàng Tây Ban Nha : khi các cơ quan tài chính Tây Ban Nha bị đe dọa mất khả năng thanh toán, chính quyền Madrid phải đi vay nợ để tăng vốn, cứu nguy các ngân hàng đó. Hậu quả là nợ công của Tây Ban Nha tăng vọt. Tây Ban Nha bị các cơ quan thẩm định tài chính quốc tế hạ điểm tín nhiệm. Trong mắt các nhà đầu tư, Tây Ban Nha bị coi là một quốc gia có mức độ rủi ro cao, đầu tư vào Tây Ban Nha không an toàn. Không còn mấy ai muốn mua công trái phiếu của Tây Ban Nha. Madrid phải đi vay lãi suất cao hơn so với những nước được coi là ổn định. Cả dây chuyền luẩn quẩn đó càng đẩy Tây Ban Nha vào khủng hoảng nhanh hơn nữa.
Chính vì muốn tránh để xảy ra kịch bản này mà châu Âu phải can thiệp. Can thiệp để giải cứu cho các ngân hàng là một chuyện, nhưng điều đó cũng có nghĩa là châu Âu phải có trách nhiệm giám sát, không để cho các ngân hàng đầu tư bừa bãi, hay cho vay bất cẩn ».
Trong việc giám sát các hoạt động ngân hàng, BCE sẽ đóng vài trò hàng đầu. về điểm này ủy viên châu Au Michel Barnier giải thích thêm :
« Sẽ có một cuốn cẩm nang về những thể thức quản lý các ngân hàng trong khối euro và ngân hàng châu Âu. BCE sẽ trực tiếp hoặc qua trung gian của các ngân hàng trung ương quốc gia giám sát hoạt động của 6000 ngân hàng trong khu vực. Điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương của mỗi quốc gia sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát. Thế nhưng trong trường hợp cần thiết và phải can thiệp thì quyền quyết định sau cùng thì vẫn thuộc về Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu BCE.
Vấn đề đặt ra với khu vực đồng euro là các ngân hàng lệ thuộc vào nhau, khi một cơ quan tài chính trong khối euro lâm nạn, mất khả năng thanh toán thì lập tức liên lụy đến các ngân hàng khác trong khối. Cũng tương tự như là khi một nhà nước quản lý lỏng lẻo ngân sách để bị đe dọa phá sản, thì quốc gia đó trở thành mục tiêu tấn công và đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của đồng euro. Ổn định tài chính và tiền tệ của toàn khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu bị đe dọa. Đấy chính là mục tiêu để châu Âu tiến tới Liên minh ngân hàng ».
Liên minh ngân hàng mới chỉ ở giai đoạn đầu
Chính sách giám sát chung nói trên cho phép BCE trừng phạt bất kỳ một tập đoàn ngân hàng nào không tuân thủ luật chơi chung. Hiện tại, Liên Hiệp Châu Âu mới chỉ đạt được đồng thuận cụ thể trên bBước đầu tiên để tiến tới Liên minh ngân hàng châu Âu đó là vế giám sát các hoạt động của ngân hàng. Còn khi một ngân hàng lâm nạn thì sẽ được hỗ trợ dưới hình thức nào, do quỹ nào bảo đảm và ai tham gia vào quỹ đó : các bên sẽ phải thảo luận tiếp. Nhưng dù sao đối với tổng thư ký hiệp hội nghiên cứu về châu Âu, Notre Europe ông Yves Bertonici, công việc giám sát là điều kiện tiên quyết để tiến tới một liên minh ngân hàng châu Âu. Liên minh đó sẽ hoạt động như một quỹ bảo hiểm :
« Trước hết đây là một trong những công cụ để ngăn ngừa khủng hoảng. Kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Âu mở màn vào năm 2010, Bruxelles đã đề ra rất nhiều biện pháp đối phó. Châu Âu cũng đã gia tăng các hình thức can thiệp để các thành viên khối euro chia sẻ gánh với nhau. Tuy nhiên khủng hoảng ngân hàng đang hoành hành tại Tây Ban Nha hay Ai Len chẳng hạn đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn. Tức là phải can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng.
Liên minh ngân hàng châu Âu đương nhiên còn là một công cụ để ngăn ngừa mọi rủi ro xảy ra khủng hoảng. Chúng ta thấy là khi không được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng quá dễ dãi cấp tín dụng cho tư nhân để đến nỗi xảy ra hiện tượng như là bong bóng địa ốc. Khu vực nhà đất vỡ bong bóng, kéo theo biết bao nhiêu hậu quả tai hại : tư nhân không trả nước nợ, và đe dọa đến sự sống còn của các tập đoàn ngân hàng. Chỉ cần một vài ngân hàng có tầm cỡ của một nước như Tây Ban Nha bị đe dọa phá sản là cũng đủ để gây ra một làn sóng hoảng loạn tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Vì vậy ở cấp châu Âu cần có một chính sách tài chính và ngân hàng rõ ràng, và nhất quán. Đúng là với Liên minh ngân hàng, châu Âu đã tiến xa thêm một bước trên con đường hội nhập ».
Câu hỏi then chốt là liệu Liên minh ngân hàng sẽ có là lá chắn che chở cho khối euro nói riêng và Liên Hiệp Châu Âu nói chung tránh rơi vào khủng hoảng tài chính như hiện nay hay không ? Về điểm này ông Bertonici tìm cách trả lời :
« Trước hết đây là một trong những công cụ để ngăn ngừa khủng hoảng. Kể từ khi khủng hoảng tài chính châu Âu mở màn vào năm 2010, Bruxelles đã đề ra rất nhiều biện pháp đối phó. Châu Âu cũng đã gia tăng các hình thức can thiệp để các thành viên khối euro chia sẻ gánh với nhau. Tuy nhiên khủng hoảng ngân hàng đang hoành hành tại Tây Ban Nha hay Ai Len chẳng hạn đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp thích hợp hơn, hiệu quả hơn. Tức là phải can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng.
Liên minh ngân hàng châu Âu đương nhiên còn là một công cụ để ngăn ngừa mọi rủi ro xảy ra khủng hoảng. Chúng ta thấy là khi không được quản lý chặt chẽ, các ngân hàng quá dễ dãi cấp tín dụng cho tư nhân để đến nỗi xảy ra hiện tượng như là bong bóng địa ốc. Khu vực nhà đất vỡ bong bóng, kéo theo biết bao nhiêu hậu quả tai hại : tư nhân không trả nước nợ, và đe dọa đến sự sống còn của các tập đoàn ngân hàng. Chỉ cần một vài ngân hàng có tầm cỡ của một nước như Tây Ban Nha bị đe dọa phá sản là cũng đủ để gây ra một làn sóng hoảng loạn tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Vì vậy ở cấp châu Âu cần có một chính sách tài chính và ngân hàng rõ ràng, và nhất quán. Đúng là với Liên minh ngân hàng, châu Âu đã tiến xa thêm một bước trên con đường hội nhập ».
__________________
No comments:
Post a Comment