Pages

Wednesday, November 21, 2012

Trong chuyến đi Á du, Obama gia tăng áp lực đối đầu kinh tế với Trung Quốc

Cali Today News – Nhân chuyến Á du vừa qua, TT Obama đã thúc đẩy việc mở rộng thương mại với một số các quốc gia Á châu có nền kinh tế tầm trung, mà các quốc gia này có thể giúp phát triển việc làm và xuất cảng của Mỹ. Không chỉ vậy, sự thúc đẩy thương mại này còn nhắm vào mục tiêu to lớn hơn: Tạo sức ép để Trung Quốc mở cửa nền kinh tế và giảm thiểu ảnh hưởng kinh tế của quốc gia này trong khu vực.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc khá tế nhị và phức tạp: Vừa hợp tác một phần, và phần khác là cạnh tranh căng thẳng, mà trong mối quan hệ này thương mại đóng một vai trò quan trọng của chiến lược đó, và vì thế, việc xây dựng một khối thương mại mới tại khu vực này trong một mục tiêu chiến lược là là bao vây Trung quốc bằng các đồng minh của Mỹ.
TT Obama và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Photo courtesy: Reuters


Thái Lan nhân chuyến viếng thăm của TT Obama đã chính thức bày tỏ ý định gia nhập khối TPP (Trans-Pacific Partnership). Đây là một hiệp ước thương mại đa quốc gia đang hình thành, bao gồm nhiều quốc gia châu Á và Thái Bình Dương, trong đó có Nam và Bắc Mỹ.
Cũng tại Phnom Penh vào thứ ba vừa qua, khối này đã họp bàn sâu rộng hơn về hiệp ước thương mại. Cuộc họp này diễn ra ngay trước khi TT Obama gặp thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Hoa Kỳ muốn hoàn thành các cuộc đàm phán về TPP trong năm tới. Và nếu thành công, Hoa Kỳ sẽ giới thiệu các nhà tân lãnh đạo Trung Quốc một khối thương mại mới do Hoa Kỳ lãnh đạo nằm ngay trên cái gọi là “sân nhà” của Trung Quốc.
Trong lúc, các viên chức của chính phủ Hoa Kỳ nói về tiềm năng xuất cảng của TPP, thì thứ trưởng an ninh quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói thêm: “chuyến đi của TT Obama cũng có ý nghĩa về thăng tiến các giá trị cũng như lợi ích của chúng ta. Chúng ta nhìn thấy tiềm năng quá to lớn trong việc đào sâu hơn các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ châu Á Thái Bình Dương.”
Riêng từng quốc gia một, thì 8 quốc gia liên quan với Hoa Kỳ trong khối thương mại TPP có những lợi ích kinh tế khiêm tốn, như Singapore, Úc. Một số quốc gia khác có nền kinh tế tầm trung mà khả năng của họ trong việc mua sản phẩm xuất cảng của Hoa Kỳ, nhận đầu tư từ Hoa Kỳ, hoặc xuất cảng sang Hoa Kỳ hàng hóa giá hạ, mà những điều này sẽ thay thế những hoạt động thương mại lâu nay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ với trị giá khoảng 500 triệu Mỹ kim hàng năm.
Giao dịch thương mại giữa Thái Lan và Hoa Kỳ là 34 tỷ năm 2011. Thái Lan xuất cảng qua Mỹ tôm, hải sản và hàng điện tử lắp ráp tại Thái. Và Mỹ xuất cảng sang Thái Lan mì, hàng điện tử bán dẫn, hóa chất kỹ nghệ, thiết bị…
Thế nhưng, danh sách các quốc gia muốn gia nhập TPP gia tăng, gồm cả Mễ Tây Cơ, Gia Nã Đại, Nhật Bản.
Năm ngoái, Hoa Kỳ ký hiệp ước tự do thương mại với Nam Hàn, liên minh của Mỹ nằm ngay phía Bắc Trung Quốc. Và bây giờ là Thái Lan, nằm ngay phía Nam của Trung Quốc.
Việt Nam cũng muốn mở rộng hơn cho quốc gia này những sản phẩm xuất cảng gồm hàng may mặc và giày dép.
Những cuộc đàm phán cho TPP rộng hơn so với trước, gồm cả các vấn đề bảo vệ tác quyền đối với các sản phẩm dược, quy định về Internet, mở rộng các khu vực dịch vụ tài chánh và các dịch vụ khác cho Hoa Kỳ, và ra luật lệ đối với việc quản trị các công ty quốc doanh.
Đây là những vấn đề mà Mỹ từng đụng độ nhiều năm và gay cấn với Trung quốc, và Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc phải thay đổi. Mỹ hy vọng rằng khối thương mại TPP sẽ thúc đẩy Trung Quốc thay đổi, bằng không sẽ mất nhiều thương mại và thị trường cho các quốc gia khác trong vùng.
Nếu Trung Quốc muốn gia nhập, thì họ sẽ phải theo nguyên tắc mới này, bằng không sẽ đứng ngoài cuộc chơi.
Chuyến đi Á châu của TT Obama tuy ngắn, nhưng tác động nhiều phương diện, từ chiến lược an ninh, ngoại giao và cả kinh tế.
Trần Thị Sông Dinh


No comments:

Post a Comment