Pages

Thursday, October 11, 2012

Hoa Vi phải trả giá cho chính sách kinh tài của chính quyền Trung Quốc

Tháng 10/2012, Hạ viện Mỹ công khai biểu thị thái độ nghi ngờ đối với tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc.
Tháng 10/2012, Hạ viện Mỹ công khai biểu thị thái độ nghi ngờ đối với tập đoàn Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc.
REUTERS/Stringer/Files

Nghe 

Tham vọng của tập đoàn viễn thông Hoa Vi của Trung Quốc muốn sánh vai với Samsung và Apple có thể bị quốc hội Mỹ chận lại. Do một cựu sĩ quan Trung Quốc thành lập năm 1987, Hoa Vi hiện đứng hàng thứ hai thế giới về sản xuất điện thoại, sau Ericsson của Thụy Điển. Nhưng sau chính phủ Úc, đến lượt Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nghi ngờ Bắc Kinh sử dụng tập đoàn này cho mục tiêu gián điệp.
Trụ sở chính ở đặc khu kinh tế Thẩm Khuyến, Hoa Vi do một sĩ quan Trung Quốc hồi hưu, Nhậm Chính Phi, sáng lập vào năm 1987 với số vốn vài nghìn đô la Mỹ. Hai mưoi lăm năm sau, Hoa Vi trở thành môt đại công ty đứng hàng thứ nhì trên thế giới về sản xuất điện thoại, sau Ericsson của Thụy Điển.
Hiên diện tại 140 quốc gia, Hoa Vi sử dụng 110.000 nhân viên, hơn phân nửa ở ngoài Trung Quốc với doanh số 32 tỷ đô la , theo số liệu năm 2011.
Ngoài thị trường linh kiện, cung cấp cho khoảng 50 công ty điện thoại lớn trên thế giới, Hoa Vi có tham vọng sánh vai với Samsung của Hàn Quốc và Apple của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khác với Samsung - cũng chế tạo linh kiện điện tử trọng yếu cho công nghiệp viễn thông - tập đoàn Hoa Vi không phải là xí nghiệp của một quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ. Thế mà viễn thông lại là lãnh vực mà Washington xem là cực kỳ nhạy cảm cho an ninh quốc phòng.
Trong bối cảnh hệ thống máy điện toán của nhiều quốc gia tây phương và Hoa Kỳ nhiều lần bị tin tặc tấn công và cướp thông tin, sự cảnh giác lại càng chặt chẽ hơn.
Nửa năm sau khi bị Úc loại ra một cuộc đấu thầu, Hoa Vi gặp cản lực tại Mỹ.
Trong bản phúc trình sơ bộ do Ủy ban tình báo Mỹ tiết lộ hôm chủ nhật 07/10/2012, Hoa Vi có thể là công cụ của chính quyền Trung Quốc, phục vụ mục tiêu gián điệp quân sự và công nghiệp. Các tác giả đề nghị chính phủ cấm Hoa Vi và một tập đoàn thứ hai của Trung Quốc là Trung Hưng Thông Tấn ZTE phát triển thêm tại Hoa Kỳ và khuyến cáo hành pháp không mua trang thiết bị của hai công ty điện tử này.
Bản phúc trình sơ bộ của Ủy ban tình báo hạ viện Mỹ rất quan ngại đến yếu tố « đảng Cộng sản » Trung Quốc : tại sao trong ban điều hành của một « xí nghiệp thương mại độc lập » lại có « chi bộ đảng ». 
Nếu các đề nghị cấm cửa này trở thành hiện thực thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho Hoa Vi. Năm 2011, Hoa Vi đã bán ra trên thị trường Hoa Kỳ 1,3 tỷ đôla hàng hóa và mua lại 6,6 tỷ đô la linh kiện của Mỹ.
Sản phẩm nối kết vào internet do Hoa Vi sản xuất bị xem thuộc loại « thiếu an toàn » và nguy hiểm hơn nữa, có thể bị « xâm nhập » để cướp thông tin. Năm ngoái,Hoa Vi đã phải từ bỏ tham vọng mua lại tập đoàn điện tử Mỹ 3Leaf Systems.
Theo AFP, các chính phủ châu Âu cũng chia sẻ mối quan ngại của Mỹ. Tại Anh, nơi mà Hoa Vi được chính quyền hiện nay mở cửa cho thành lập trung tâm bảo mật dữ liệu vi tính, các chuyên gia an ninh Anh xem xét từng chi tiết một để tránh tình trạng « rò rỉ ».
Tháng ba năm nay, Hoa Vi bị chính phủ Úc cấm không cho đầu tư vào một dự án truyền thông chiến lược của Canbera cũng vì nghi vấn an ninh quốc phòng.
Trong hai trường hợp tại Úc và Mỹ, phía Trung Quốc chỉ trích Tây phương bảo hộ mậu dịch với những lập luận vô căn cứ. RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.
« Nói chung, các tổng công ty Trung Quốc dù quốc doanh hay gọi là tư nhân đều có liên hệ chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc. Những công ty quốc doanh do nhà nước lập ra để thi hành chính sách của chính phủ, đạt mục tiêu do đảng Cộng sản đề ra, nên những người điều khiển phải là đảng viên cao cấp.
Cụ thể là năm 2009….công ty Chinalco của Trung Quốc khi tranh chấp với tập đoàn Rio Tinto của Úc thì chủ tịch ban quản trị của Chinalco là Tiếu Á Khánh, một cán bộ cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, trở thành Phó Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước …. Rõ ràng các nhân viên cao cấp điều khiển công ty quốc doanh là đảng viên cao cấp…tương lai của họ tùy thuộc vào ban tổ chức đảng cho nên họ khó độc lập …
Nói cách khác không có gì bảo đảm Trung Quốc không sử dụng hai công ty Hoa Vi và Trung Hưng làm gián điệp công nghiệp, kinh tế và quân sự theo nhận định tác giả bản báo cáo… Bài học Trung quốc phải nghiền ngẫm là làm sao dung hoà nhu cầu thầm kín của họ trong việc sử dụng cơ hội đầu tư ở nước ngoài để làm công tác tình báo so với những lợi ích về kinh tế trên căn bản hoàn toàn thương mại tương tự các tổng công ty của các nước dân chủ Tây phương ».

No comments:

Post a Comment