Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 13/05/2012
REUTERS
Thủ tướng Ôn Gia Bảo là người cộng sản giàu nhất thế giới ? Sau hai nhiệm kỳ thủ tướng, gia đình của thủ tướng Trung Quốc từ mẹ, vợ, đến con trai và em trai tóm thu một tài sản khổng lồ, ít nhất là 2,7 tỷ đôla. Thông tin của báo Mỹ New York Times đang gây bối rối cho đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh chuẩn bị Đại hội 18.
Phát hiện của báo New York Times về tài sản của gia đình thủ tướng Trung Quốc là một quả bom nổ tung vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị Đại hội Đảng. Ngòi bút của phóng viên David Barboza, trong bài điều tra dài, ghi rõ : « Xem xét những sổ bộ xí nghiệp và văn kiện pháp lý từ 1992 đến 2012 cho thấy, những người thân của thủ tướng Ôn Gia Bảo, kể cả phu nhân của ông, nắm trong tay ít nhất 2,7 tỷ đôla Mỹ ».
Gia đình người đứng đầu chính phủ Trung Quốc có « quyền lợi » trong nhiều lãnh vực kinh tế khác nhau từ « ngân hàng, nữ trang, du lịch, điện thoại di động và xây dựng tại Hoa lục và kể cả ở hải ngoại ».
Trong một số trường hợp, họ núp sau bình phong, mượn tên của bạn bè.
Mẹ của thủ tướng Trung Quốc, bà Dương Chi Vân, là một giáo viên hồi hưu, cha của ông bị Cách mạng Văn hóa bắt chăn nuôi heo. Thế nhưng, năm nay 90 tuổi, không những bà thoát ra khỏi nạn nghèo khó, mà còn trở thành một triệu phú đôla, có phần hùn trong một công ty dịch vụ tài chính lên đến 120 triệu đôla Mỹ.
Cả gia đình gồm mẹ, vợ, con trai và em trai của ông Ôn Gia Bảo tích lũy số tiền khổng lồ này từ khi ông lên làm thủ tướng vào năm 2003. New York Times khẳng định cổ phần mà gia đình và người thân của thủ tướng Trung Quốc nắm giữ trong công ty bảo hiểm Bình An lên đến 2,2 tỷ đô la vào năm 2007. Cũng chính năm này, lúc ông sắp hết nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, mẹ của ông đầu tư vào công ty Bình An 120 triệu đô la.
Về phần thủ tướng phu nhân Trương Bội Lê mà New York Times đặt biệt danh là « nữ hoàng kim cương », bà tạo dựng sản nghiệp trong ngành đá quý. Tại Trung Quốc, lãnh vực thương mại này do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
New York Times cho biết thêm là phần đông những thương vụ của gia đình họ Ôn có sự tham gia của các tập đoàn Nhà nước mà mọi quyết định đều đặt dưới thẩm quyền của thủ tướng. Trường hợp điển hình là em trai của thủ tướng Trung Quốc, có phần vốn đầu tư 200 triệu đôla trong nhiều xí nghiệp. Năm 2003, trong vụ dịch bệnh « viêm phổi cấp » SARS, người em trai này trúng thầu xử lý nước thải và rác bệnh viện, được Nhà nước tài trợ 30 triệu đôla, sau khi tân thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ thị phải khẩn cấp tăng cường vệ sinh công cộng vì sức khỏe nhân dân.
Người con trai duy nhất tên Ôn Vân Thông cũng là một doanh nhân thành đạt nhanh như pháo thăng thiên. Hiện Ôn Vân Thông làm chủ nhân một công ty đầu tư tài chính quan trọng nhất nhì Trung Quốc và có sự hùn hạp của chính phủ Singapore.
New York Times phát hiện gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo đầu tư vào một dự án bất động sản tại Bắc Kinh, một nhà máy chế tạo vỏ xe hơi, và một công ty đã tham gia vào công trình xây sân vận động cho Thế Vận Hội 2008.
Cách nay hai năm, trong một cuộc họp báo, người lãnh đạo có tiếng « gần dân » còn khẳng định ông không có tài sản riêng tư.
Bắc Kinh khóa cổng internet của New York Times
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và gia đình thủ tướng từ chối trả lời phỏng vấn của New York Times và các hãng thông tấn quốc tế.
Bản tin tiếng Anh và tiếng Hoa của New York Times trên trang mạng internet bị chận tại Hoa lục.
Tháng Sáu năm nay, hãng tin tài chính Bloomberg cũng bị phản ứng tương tự từ phía Trung Quốc, khi tiết lộ gia đình phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hàng trăm triệu đôla.
Theo AFP, tài sản của giới lãnh đạo Trung Quốc được xem là bí mật quốc gia, trừ phi xảy ra đấu đá nội bộ như trường hợp Bạc Hy Lai. Người dân biết rõ là đảng viên cao cấp của chế độ cộng sản sống rất xa hoa, tự do lợi dụng đặc quyền đặc lợi mà không bao giờ bị trừng phạt.
Người dân Trung Quốc có câu ngạn ngữ “ Không nên nghe lãnh đạo nói mà hãy nhìn lãnh đạo làm ". Một cựu bộ trưởng Trung Quốc nhận định với New York Times: “ Tại Trung Quốc, không một nhân vật quan trọng nào của chế độ mà gia đình lại không giàu. Kẻ thù của Ôn Gia Bảo cố ý hạ nhục ông bằng cách cung cấp tài liệu ” cho báo chí quốc tế.
Tuy xem tự do báo chí là kẻ thù, nhưng khi cần, chính quyền Trung Quốc mượn tay báo chí để triệt hạ nhau. Vậy ai là kẻ muốn triệt Ôn Gia Bảo vào lúc ông sắp về hưu? Vị thủ tướng 70 tuổi này khoanh tay chịu đòn hay sẽ phản ứng và phản ứng ra sao trong những ngày tới ?
Gia đình người đứng đầu chính phủ Trung Quốc có « quyền lợi » trong nhiều lãnh vực kinh tế khác nhau từ « ngân hàng, nữ trang, du lịch, điện thoại di động và xây dựng tại Hoa lục và kể cả ở hải ngoại ».
Trong một số trường hợp, họ núp sau bình phong, mượn tên của bạn bè.
Mẹ của thủ tướng Trung Quốc, bà Dương Chi Vân, là một giáo viên hồi hưu, cha của ông bị Cách mạng Văn hóa bắt chăn nuôi heo. Thế nhưng, năm nay 90 tuổi, không những bà thoát ra khỏi nạn nghèo khó, mà còn trở thành một triệu phú đôla, có phần hùn trong một công ty dịch vụ tài chính lên đến 120 triệu đôla Mỹ.
Cả gia đình gồm mẹ, vợ, con trai và em trai của ông Ôn Gia Bảo tích lũy số tiền khổng lồ này từ khi ông lên làm thủ tướng vào năm 2003. New York Times khẳng định cổ phần mà gia đình và người thân của thủ tướng Trung Quốc nắm giữ trong công ty bảo hiểm Bình An lên đến 2,2 tỷ đô la vào năm 2007. Cũng chính năm này, lúc ông sắp hết nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên, mẹ của ông đầu tư vào công ty Bình An 120 triệu đô la.
Về phần thủ tướng phu nhân Trương Bội Lê mà New York Times đặt biệt danh là « nữ hoàng kim cương », bà tạo dựng sản nghiệp trong ngành đá quý. Tại Trung Quốc, lãnh vực thương mại này do Nhà nước kiểm soát chặt chẽ.
New York Times cho biết thêm là phần đông những thương vụ của gia đình họ Ôn có sự tham gia của các tập đoàn Nhà nước mà mọi quyết định đều đặt dưới thẩm quyền của thủ tướng. Trường hợp điển hình là em trai của thủ tướng Trung Quốc, có phần vốn đầu tư 200 triệu đôla trong nhiều xí nghiệp. Năm 2003, trong vụ dịch bệnh « viêm phổi cấp » SARS, người em trai này trúng thầu xử lý nước thải và rác bệnh viện, được Nhà nước tài trợ 30 triệu đôla, sau khi tân thủ tướng Ôn Gia Bảo chỉ thị phải khẩn cấp tăng cường vệ sinh công cộng vì sức khỏe nhân dân.
Người con trai duy nhất tên Ôn Vân Thông cũng là một doanh nhân thành đạt nhanh như pháo thăng thiên. Hiện Ôn Vân Thông làm chủ nhân một công ty đầu tư tài chính quan trọng nhất nhì Trung Quốc và có sự hùn hạp của chính phủ Singapore.
New York Times phát hiện gia đình thủ tướng Ôn Gia Bảo đầu tư vào một dự án bất động sản tại Bắc Kinh, một nhà máy chế tạo vỏ xe hơi, và một công ty đã tham gia vào công trình xây sân vận động cho Thế Vận Hội 2008.
Cách nay hai năm, trong một cuộc họp báo, người lãnh đạo có tiếng « gần dân » còn khẳng định ông không có tài sản riêng tư.
Bắc Kinh khóa cổng internet của New York Times
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và gia đình thủ tướng từ chối trả lời phỏng vấn của New York Times và các hãng thông tấn quốc tế.
Bản tin tiếng Anh và tiếng Hoa của New York Times trên trang mạng internet bị chận tại Hoa lục.
Tháng Sáu năm nay, hãng tin tài chính Bloomberg cũng bị phản ứng tương tự từ phía Trung Quốc, khi tiết lộ gia đình phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hàng trăm triệu đôla.
Theo AFP, tài sản của giới lãnh đạo Trung Quốc được xem là bí mật quốc gia, trừ phi xảy ra đấu đá nội bộ như trường hợp Bạc Hy Lai. Người dân biết rõ là đảng viên cao cấp của chế độ cộng sản sống rất xa hoa, tự do lợi dụng đặc quyền đặc lợi mà không bao giờ bị trừng phạt.
Người dân Trung Quốc có câu ngạn ngữ “ Không nên nghe lãnh đạo nói mà hãy nhìn lãnh đạo làm ". Một cựu bộ trưởng Trung Quốc nhận định với New York Times: “ Tại Trung Quốc, không một nhân vật quan trọng nào của chế độ mà gia đình lại không giàu. Kẻ thù của Ôn Gia Bảo cố ý hạ nhục ông bằng cách cung cấp tài liệu ” cho báo chí quốc tế.
Tuy xem tự do báo chí là kẻ thù, nhưng khi cần, chính quyền Trung Quốc mượn tay báo chí để triệt hạ nhau. Vậy ai là kẻ muốn triệt Ôn Gia Bảo vào lúc ông sắp về hưu? Vị thủ tướng 70 tuổi này khoanh tay chịu đòn hay sẽ phản ứng và phản ứng ra sao trong những ngày tới ?
ReplyDeleteTQ tăng kiểm duyệt internet sau bài viết về Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
VOA - Nhân viên kiểm duyệt của Trung Quốc hôm nay đã nhanh chóng ngăn chặn trang mạng của báo New York Times sau khi báo này đang tải một bài tường thuật chi tiết về số tài sản khổng lồ mà gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tích lũy.
Bài báo này đe dọa phá vỡ hình ảnh của ông đối với dân chúng lâu nay vẫn coi ông là một nhà lãnh đạo nhân từ, có tinh thần cải cách và gia cảnh khiêm tốn.
Báo New York Times cho biết một cuộc xem xét về hồ sơ của doanh nghiệp và các cơ quan quản lý cho thấy thân nhân của thủ tướng Ôn Gia Bảo làm chủ một số tài sản hơn 2,7 tỉ đôla.
Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi bài báo được đăng tải, việc tiếp cận vào các trang mạng tiếng Anh và tiếng Hoa của tờ báo này đã bị chận.
Nhân viên kiểm duyệt cũng nhanh chóng xóa bỏ những bài viết dính líu tới ông Ôn Gia Bảo và gia đình ông trên trang Weibo của Trung Quốc trong khi tài khoản trang mạng xã hội tiếng Hoa của báo New York Times cũng bị xóa.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay lên án bài báo. Ông nói với các phóng viên báo chí rằng hành động đó có mục đích bôi nhọ Trung Quốc và có những ý đồ đen tối.
Nữ phát ngôn viên của báo New York Times Eileen Murphy nói rằng bà thất vọng khi thấy việc truy cập tờ báo này trên internet bị ngăn chận, nhưng bà cam kết là tờ báo sẽ không vì thế mà hạ thấp tiêu chuẩn báo chí của mình.