Trung Quốc hôm thứ Sáu vừa công bố thêm lệnh siết chặt quản lý internet, với việc hợp pháp hóa hành động xóa bỏ các tin ngắn hoặc các trang có thông tin "bất hợp pháp".
Giới chức Trung Quốc và các nhà cung cấp dịch vụ internet như Sina Corp lâu nay đã giám sát chặt chẽ và kiểm duyệt những gì người dân nói trên mạng, nhưng chính phủ nay đưa quyền xóa các post vào luật.
"Các nhà cung cấp dịch vụ được yêu cầu phải ngay lập tức ngưng truyền tải các thông tin bất hợp pháp một khi phát hiện ra các tin đó, và phải có các biện pháp thích hợp, gồm cả việc gỡ bỏ và lưu giữ các thông tin đó trước khi báo cho các cơ quan quản lý," quy định mới ghi rõ.
"Khi sử dụng internet, người dân phải thực hiện các quyền phù hợp với luật và hiến pháp"
Lê Phỉ, Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội TQ
Lê Phỉ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nói rằng luật mới không nhằm khiến mọi người lo lắng về việc không thể đưa tin tham nhũng lên mạng.
Nhưng ông cũng ra lời cảnh báo:
"Khi người dân thực hiện quyền của mình, gồm cả quyền sử dụng internet, thì họ phải thực hiện các quyền đó phù hợp với luật và hiến pháp, không gây hại tới quyền lợi pháp lý của nhà nước, xã hội... và của các công dân khác."
Kiểm duyệt gắt gao
Người dùng internet tại Trung Quốc đã phải thích nghi với các biện pháp kiểm duyệt gắt gao, đặc biệt là ở các chủ đề nhạy cảm chính trị như nhân quyền và giới chính trị gia cấp cao, và các trang mạng nước ngoài phổ biến như Facebook, Twitter và YouTube đều bị chặn.Hồi đầu năm, chính phủ đã bắt đầu buộc người sử dụng mạng microblog Weibo rất phổ biến ở nước này phải đăng ký bằng tên thật.
Luật mới đã nhanh chóng bị một số người dùng Weibo lên án.
"Thế là nay người ta dùng Weibo để giúp giữ hồ sơ và báo cáo cho giới chức. Đây có phải là thứ tự do ngôn luận mà chúng ta được hứa hẹn trong hiến pháp không?" một người dùng nói.
"Chúng ta cần phải cương quyết phản đối biện pháp can thiệp vào tự do internet đó," một người khác viết.
Chính phủ nói việc kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động trên internet là cần thiết, nhằm ngăn chặn việc có những cáo buộc ác ý, vô danh trên mạng, chặn các hình ảnh khiêu dâm, các lời đồn đoán hoảng loạn vô cớ, và nói đã có nhiều nước trên thế giới áp dụng các biện pháp này.
_________________
Trung Quốc tịch thu tivi, gỡ ăng-ten tại các tu viện Tây Tạng
ReplyDeleteTrọng Thành
Hôm qua 27/12/2012, theo Reuters, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch tịch thu hàng nghìn tivi và tháo gỡ các phương tiện thu sóng truyền hình từ vệ tinh ở nhiều tu viện Phật giáo, tại một khu tự trị của người Tây Tạng thuộc tỉnh Thanh Hải, nhằm ngăn chặn các tin tức từ nước ngoài.
Cơ quan truyền thông tỉnh Thanh Hải cho biết, chính quyền địa phương đã tịch thu 3.000 máy vô tuyến truyền hình tại các tu viện thuộc châu tự trị Tây Tạng Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải, và gỡ bỏ các phương tiện thu sóng vệ tinh để ngăn chặn việc truyền bá « các thông tin độc hại ». Cơ quan truyền thông địa phương nhấn mạnh rằng, cư dân ở các vùng nông thôn thường sử dụng các ăng ten chảo để thu các tín hiệu từ vệ tinh « nhằm xem và nghe các chương trình chống Trung Quốc từ nước ngoài ».
Châu tự trị Hoàng Nam (hay Malho theo tên gọi của người Tây Tạng) và tỉnh Thanh Hải nói chung là một trong những khu vực có phong trào phản kháng mạnh mẽ nhất của người Tây Tạng chống lại sự thống trị của chính quyền Trung Quốc. Châu tự trị này là nơi có năm người Tây Tạng tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp người Tây Tạng. Gần đây nhất, vào ngày 10/12/2012, một nữ sinh trung học người Tây Tạng 16 tuổi đã tự thiêu.
Kể từ phong trào phản kháng bùng lên từ đầu năm 2009 đến nay, có ít nhất 80 người Tây Tạng chọn tự thiêu làm hình thức đấu tranh bất bạo động chống chính sách đàn áp của Bắc Kinh.
Vẫn theo cơ quan truyền thông địa phương, chính quyền Trung Quốc muốn ngăn chặn các vụ tự thiêu, bằng cách « định hướng dư luận trong các vấn đề liên quan đến Đạt Lai Lạt Ma » và bằng cách « ngăn chặn các thông tin có hại từ bên ngoài ».
Trả lời câu hỏi của Reuters qua điện thoại, một viên chức chính quyền châu Hoàng Nam, tỉnh Thanh Hải nói không hay biết gì về các vụ tịch thu nói trên.
Đầu tháng 12/2012, Thủ tướng chính quyền Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay tuyên bố : « Nếu Trung Quốc thực sự muốn chấm dứt các vụ tự thiêu, tốt hơn hết là nên để cho các tổ chức quốc tế tới các vùng Tây Tạng để điều tra về những nguyên nhân thực sự của các hành động này, thay vì nhất loạt buộc tội những người tự thiêu ».
Dân Tây Tạng mỗi ngày thêm thảm hại, nào là cưỡng bức, ức chế mạnh tay của đám tàu cộng.
ReplyDelete