Pages

Wednesday, October 31, 2012

Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ

"Cẩu tặc" bị đánh chết hay bị trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
"Cẩu tặc" bị đánh chết hay bị trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)

  Nghe

Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm trọng và phổ biến. Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc ».

Cũng theo báo chí trong nước, tội phạm giết người do mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp tài sản đất đai, trong sinh hoạt, nợ nần kinh tế, bệnh tật, tức liên quan đến những nguyên nhân mà ngôn từ trong nước vẫn gọi là « nguyên nhân xã hội » chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp giết người (khoảng 90% trong năm qua, theo một thống kê). Tội phạm do người chưa thành niên, bạo lực gia đình và học đường có xu thế gia tăng cũng là điều gây lo ngại trong xã hội.

Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?

Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc » (tức hiện tượng bắt trộm chó, và đi liền với nó là những hành động trả đũa quyết liệt của đám đông đối với các thủ phạm, cũng như các phản ứng tàn bạo từ phía những kẻ bị truy đuổi).

Trong thời gian gần đây, công luận đã ghi nhận nhiều trường hợp kẻ cắp chó bị đám đông đánh « hội đồng » cho đến chết, và ngược lại, thủ phạm khi bị đuổi theo đã dùng súng sát hại người truy bắt. Dường như, không kể trong các trường hợp những băng nhóm « xã hội đen » đọ sức bằng vũ khí, có lẽ ít trong trường hợp nào, mà bạo lực lại diễn ra một cách quyết liệt đến mức mạng đổi mạng như vậy. Mà lý do của nó, theo một số người đơn giản chỉ là con chó, tức không phải là một vật có giá trị lớn, hành động đánh chết người trộm như vậy là quá dã man và là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng.

Ngược lại, các tranh luận tại các diễn đàn trên mạng về chủ đề này cho thấy, không ít người ủng hộ việc đám đông đánh chết thủ phạm để trả thù, vì cho rằng chó không chỉ là một vật nuôi, mà còn là một động vật thân thiết với con người, hành vi trộm chó đáng phải chịu một trừng phạt như vậy.

Trong các xung đột giữa kẻ cắp và người mất chó, dường như rất ít có sự can thiệp của chính quyền. Thường thì khi lực lượng an ninh có mặt thì tội ác đã xảy ra. Cũng có nhiều người cho rằng, chính việc các thủ phạm trộm chó không bị trừng phạt nghiêm minh, mà trong xã hội đã tạo ra một vùng trống, nơi các hành động bạo lực mang tính « tự xử » như trên được dung túng.

Trộm chó là một hành vi phạm tội. Kẻ đi trộm chó giết người truy bắt là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, đám đông đánh kẻ cắp chó đến chết cũng là một hành vi tội ác nhưng cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra rất lúng túng trong xử lý. Bạo lực man rợ của đám đông và những mâu thuẫn trong các quan niệm xã hội về hiện tượng kể trên, báo động một mức độ khủng hoảng tinh thần rất đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam.

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với một số nhà nghiên cứu, nhà văn Việt Nam. Dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiện tượng « cẩu tặc », chúng tôi hy vọng ý kiến của các vị khách mời sẽ mang lại cho quý thính giả những thông tin bổ ích để soi tỏ các gốc rễ của tình trạng bạo lực tại Việt Nam hiện nay. Khách mời của RFI hôm nay là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, nhà xã hội học Tương Lai, nhà văn Tạ Duy Anh.

No comments:

Post a Comment