Pages

Saturday, October 20, 2012

Cựu quan chức kêu gọi họp Đảng giữa kỳ

Hội nghị trung ương 6
Hội nghị 6 không quyết định kỷ luật ai dù có đề nghị

BBC - Luật sư Trần Quốc Thuận, đảng viên 44 năm tuổi đảng và từng 14 năm làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói với BBC Đảng nên triệu tập Đại hội giữa kỳ để xử lý việc kỷ luật Bộ chính trị và một ủy viên.

Ông giải thích với BBC trong phỏng vấn hôm 19/10: "Đại biểu Đại hội Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, rồi giữa hai kỳ Đại hội cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng là Ban chấp hành trung ương. Giữa [các] kỳ họp của Ban chấp hành trung ương cơ quan quyền lực cao nhất là Bộ chính trị, điều hành là Ban bí thư...
Nhưng ông Thuận nói lãnh đạo Đảng Cộng sản cần công khai lý do tại sao Bộ chính trị thấy cần chịu kỷ luật và tại sao Bộ chính trị đề nghị kỷ luật một thành viên của mình để các đảng viên và người dân đều biết.
"Tôi cho rằng chuyện đó là Trung ương không thi hành đúng nghị quyết của mình là 'công khai minh bạch'.
"Tôi là đảng viên, tôi cũng kiến nghị phải công khai minh bạch tên của người đó ra và công khai minh bạch những khuyết điểm của người đó ra để toàn đảng, toàn dân và quốc tế biết.
"Bây giờ người ta cũng nói rùm beng ra ngoài hết rồi.
"Tôi đang về quê ở Bình Định, ở một vùng nôn thôn rất xa nhưng mọi người dân ở đây đều biết hết rồi.
"Vậy không có gì phải giấu như thế.
"Người Việt Nam có câu tục ngữ là 'giấu như mèo giấu cái gì đó mà cuối cùng cũng thối uynh."

'Chống giặc nội xâm'
Ông Thuận nói các nhà lãnh đạo Việt Nam chưa thể hiện quyết tâm chống tham nhũng như những gì họ nói.
Vị luật sư nói với BBC: "Tôi cho rằng nếu Bộ chính trị quyết liệt đấu tranh chống tham nhũng, thì trong Hội nghị trung ương 4 đã nói rằng nếu đấu tranh kỳ này không xong thì Đảng sẽ có nguy cơ này, nguy cơ kia... có thể chết, [liên quan tới] sự tồn vong của Đảng..., [nhưng] cái cuộc đấu tranh chống tham nhũng cho đến bây giờ người ta không thấy có gì cụ thể cả, chỉ thấy những câu hô khẩu hiệu thôi.
"Rồi là những tiếng ấm ức, rồi không biết có giọt nước mắt nào không, nhưng có tiếng nấc lên, thì đấu tranh chống tham nhũng đâu phải như vậy.
"Đấu tranh thống tham nhũng phải có kết quả và khi đã sai lầm nghiêm trọng thì phải xử lý."
Ông Thuận nhắc lại chuyện Tổng bí thư Trường Chinh phải từ chức và nhiều quan chức bị kỷ luật sau Cải cách ruộng đất trong khi nhiều chính trị gia cũng phải trả giá sau cải cách giá-lương-tiền.
Ông nói thêm: "Nhưng mà cái Trung ương [6] này là sống còn của Đảng mà chẳng thấy ai nhằm nhà gì hết, thì đâu có phải.
"Hồ Chí Minh đã nói rồi, chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, mà đã là chống giặc thì phải nhìn thấy tử thi của giặc chứ."
Luật sư Trần Quốc Thuận
"Đây là một màn kịch, đứng lên nấc nấc rồi nói giọng uất hận, đâu có phải [thế].
"Theo quan điểm chống tham nhũng chính là chống giặc. Hồ Chí Minh đã nói rồi, chống tham nhũng chính là chống giặc nội xâm, mà đã là chống giặc thì phải nhìn thấy tử thi của giặc chứ."
Nhận xét về cuộc bỏ phiếu của 175 ủy viên trung ương trong đó quyết định kỷ luật Bộ chính trị và một ủy viên Bộ chính trị không được đưa ra, ông Thuận nói:
"Cuộc bỏ phiếu đó dẫn đến vấn đề là những người bỏ phiếu đó không biết ngày mai ai sẽ bỏ lá phiếu giống như vậy với mình.
"Cho nên họ rất dè dặt."
Ông cũng nói cuộc bỏ phiếu cũng cho thấy sự chia rẽ trong Bộ chính trị khi tất cả đều đồng ý đề nghị trung ương kỷ luật nhưng sau đó lại "bẻ cò" và thuyết phục các ủy viên trung ương bỏ phiếu ngược lại.
Ông nói nếu Bộ chính trị đoàn kết thì "không ai dám bỏ phiếu ngược lại" vì cơ quan này có toàn quyền điều động các ủy viên trung ương.

No comments:

Post a Comment