Ngay sau khi Bắc Kinh loan báo tăng ngân sách quốc phòng, Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Phát ngôn viên Nhà Trắng Mỹ vào hôm nay 06/03/2013, đã tái khẳng định tư thế cường quốc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Tuyên bố của phát ngôn viên Nhà Trắng được đưa ra vài giờ sau khi Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố lo ngại trước việc Trung Quốc tăng cường tiềm năng quân sự và liên tiếp có những hành động quyết đoán tại vùng Biển Đông và biển Hoa Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng hơn 10%, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney không bình luận trực tiếp mà nhắc lại rằng Hoa Kỳ « là một cường quốc Thái Bình Dương và có lợi ích đáng kể trong khu vực ».
Ông Jay Carney cho biết thêm là Washington luôn làm việc với các đối tác Trung Quốc trên một loạt vấn đề, cả về kinh tế lẫn an ninh. Về tình hình khu vực, phát ngôn viên phủ Tổng thống Mỹ xác nhận là Hoa Kỳ « làm việc rất chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ».
Trước đó, nhân một cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, một tư lệnh hàng hàng đầu của quân đội Mỹ đã tuyên bố với các nhà lập pháp rằng việc quân đội Trung Quốc tăng cường uy lực đang khiến các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương càng lúc càng lo ngại.
Theo Đô đốc Samuel J Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, thì « nỗ lực của Trung Quốc tập trung chế tạo, thử nghiệm, và đưa vào hoạt động các loại máy bay, chiến hạm, vũ khí và hệ thống hỗ trợ mới đang làm gia tăng tâm lý quan ngại trong vùng. Nhiều nước châu Á lo ngại trước ý đồ của của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai. Nhiều quốc gia đang tự hỏi là phải chăng ý đồ của Trung Quốc sẽ thay đổi với đà tăng cường của tiềm lực quân sự của họ ».
Một cách cụ thể, đô đốc Locklear nêu rõ một loạt hành động của Bắc Kinh tại các vùng biển bao quanh Trung Quốc : « Tàu Hải quân và các cơ quan thi hành luật biển Trung Quốc đã không ngừng hoạt động trong những năm gần đây nhằm cố gắng áp đặt các đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Tư lệnh Mỹ nói tiếp : « Lập luận cứng rắn của Trung Quốc về các tính chất không thể chối cãi của các đòi hỏi chủ quyền của họ, kết hợp với hoạt động của đội tàu tuần tra dân sự và quân sự, cùng với phi cơ trên không phận và vùng biển xung quanh bãi Scarborough Reef và quần đảo Senkaku, đã làm cho căng thẳng gia tăng với Cộng hòa Philippines và Nhật Bản ».
Đô đốc Locklear còn tố cáo Trung Quốc « sử dụng các công cụ kinh tế và ngoại giao » nhằm gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc. Những hành động này đã buộc các đối tác và đồng minh của Mỹ trong khu vực Đông Á tìm kiếm thêm sự hỗ trợ và đảm bảo từ phía Hoa Kỳ.
Mối quan ngại cụ thể của Tư lệnh Thái Bình Dương là nguy cơ tính toán sai lầm là nổ ra xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại vùng xung quanh quần đảo Senkaku. Bên cạnh đó, tại vùng Biển Đông, các vụ đối đầu định kỳ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên các công ty quốc tế để không thăm dò dầu khí cũng làm tăng thêm căng thẳng.
__________
Trong cuộc họp báo thường kỳ, khi được hỏi về việc ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng hơn 10%, phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney không bình luận trực tiếp mà nhắc lại rằng Hoa Kỳ « là một cường quốc Thái Bình Dương và có lợi ích đáng kể trong khu vực ».
Ông Jay Carney cho biết thêm là Washington luôn làm việc với các đối tác Trung Quốc trên một loạt vấn đề, cả về kinh tế lẫn an ninh. Về tình hình khu vực, phát ngôn viên phủ Tổng thống Mỹ xác nhận là Hoa Kỳ « làm việc rất chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương ».
Trước đó, nhân một cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, một tư lệnh hàng hàng đầu của quân đội Mỹ đã tuyên bố với các nhà lập pháp rằng việc quân đội Trung Quốc tăng cường uy lực đang khiến các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương càng lúc càng lo ngại.
Theo Đô đốc Samuel J Locklear, Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại vùng Thái Bình Dương, thì « nỗ lực của Trung Quốc tập trung chế tạo, thử nghiệm, và đưa vào hoạt động các loại máy bay, chiến hạm, vũ khí và hệ thống hỗ trợ mới đang làm gia tăng tâm lý quan ngại trong vùng. Nhiều nước châu Á lo ngại trước ý đồ của của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai. Nhiều quốc gia đang tự hỏi là phải chăng ý đồ của Trung Quốc sẽ thay đổi với đà tăng cường của tiềm lực quân sự của họ ».
Một cách cụ thể, đô đốc Locklear nêu rõ một loạt hành động của Bắc Kinh tại các vùng biển bao quanh Trung Quốc : « Tàu Hải quân và các cơ quan thi hành luật biển Trung Quốc đã không ngừng hoạt động trong những năm gần đây nhằm cố gắng áp đặt các đòi hỏi chủ quyền biển đảo của Trung Quốc ở vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông ».
Tư lệnh Mỹ nói tiếp : « Lập luận cứng rắn của Trung Quốc về các tính chất không thể chối cãi của các đòi hỏi chủ quyền của họ, kết hợp với hoạt động của đội tàu tuần tra dân sự và quân sự, cùng với phi cơ trên không phận và vùng biển xung quanh bãi Scarborough Reef và quần đảo Senkaku, đã làm cho căng thẳng gia tăng với Cộng hòa Philippines và Nhật Bản ».
Đô đốc Locklear còn tố cáo Trung Quốc « sử dụng các công cụ kinh tế và ngoại giao » nhằm gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách của Trung Quốc. Những hành động này đã buộc các đối tác và đồng minh của Mỹ trong khu vực Đông Á tìm kiếm thêm sự hỗ trợ và đảm bảo từ phía Hoa Kỳ.
Mối quan ngại cụ thể của Tư lệnh Thái Bình Dương là nguy cơ tính toán sai lầm là nổ ra xung đột giữa Nhật Bản và Trung Quốc tại vùng xung quanh quần đảo Senkaku. Bên cạnh đó, tại vùng Biển Đông, các vụ đối đầu định kỳ giữa tàu Trung Quốc và Việt Nam và những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây sức ép lên các công ty quốc tế để không thăm dò dầu khí cũng làm tăng thêm căng thẳng.
__________
No comments:
Post a Comment