Số tê giác bị giết hại tại Nam Phi đã lên đến mức kỷ lục là 467 con trong năm 2012. REUTERS/Mike Hutchings
Nam Phi sẽ ký tuyên bố thỏa thuận với Việt Nam để đấu tranh chống nạn săn bắn trái phép tê giác. Bộ Môi trường Nam Phi hôm qua 22/10/2012 cho biết như trên, trong bối cảnh năm nay số tê giác bị giết hại đã lên đến mức kỷ lục là 467 con tại nước này.
Thông cáo nói rằng : « Tuyên bố thỏa thuận đặc biệt sẽ đề cập đến vấn đề buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp, nguyên nhân của nạn dịch săn bắn trái phép » loài thú quý trên. « Chính phủ tin rằng để đấu tranh một cách hiệu quả chống nạn săn bắn tê giác ở Nam Phi, cần thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ động vật hoang dã, và việc hợp tác quốc tế đóng vai trò rất quan trọng ».
Từ tháng Chín năm ngoái, chính quyền Nam Phi và Việt Nam đã bắt đầu thương thảo nhằm dập tắt nạn buôn lậu sừng tê giác, một hoạt động thu được lợi nhuận rất cao tại thị trường chợ đen châu Á. Mục đích của hai nước là cùng hành động để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như trấn áp bọn buôn lậu, phù hợp với các tiêu chuẩn của CITES (Công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã).
Công viên quốc gia Kruger của Nam Phi, nơi được những người săn bắn ưa thích nhất, đã bị thiệt hại nhiều nhất với 281 con tê giác bị giết hại. Năm ngoái, tổng cộng có 448 con tê giác bị thợ săn bắn hạ, so với năm 2010 là 333 con, còn năm 2007 chỉ có 13 con.
Hồi tháng Năm, chính quyền Nam Phi đã tịch thu được 10 chiếc sừng tê giác trong nhà một người Việt Nam sống gần Johannesburg.
Sừng tê giác rất được ưa chuộng trong đông y, và Việt Nam là thị trường chủ yếu, vì người ta tin rằng có thể chữa được ung thư. Trong khi đó các nhà khoa học cho biết sừng tê giác không hề có tác dụng chữa bệnh.
Từ tháng Chín năm ngoái, chính quyền Nam Phi và Việt Nam đã bắt đầu thương thảo nhằm dập tắt nạn buôn lậu sừng tê giác, một hoạt động thu được lợi nhuận rất cao tại thị trường chợ đen châu Á. Mục đích của hai nước là cùng hành động để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như trấn áp bọn buôn lậu, phù hợp với các tiêu chuẩn của CITES (Công ước quốc tế bảo vệ động vật hoang dã).
Công viên quốc gia Kruger của Nam Phi, nơi được những người săn bắn ưa thích nhất, đã bị thiệt hại nhiều nhất với 281 con tê giác bị giết hại. Năm ngoái, tổng cộng có 448 con tê giác bị thợ săn bắn hạ, so với năm 2010 là 333 con, còn năm 2007 chỉ có 13 con.
Hồi tháng Năm, chính quyền Nam Phi đã tịch thu được 10 chiếc sừng tê giác trong nhà một người Việt Nam sống gần Johannesburg.
Sừng tê giác rất được ưa chuộng trong đông y, và Việt Nam là thị trường chủ yếu, vì người ta tin rằng có thể chữa được ung thư. Trong khi đó các nhà khoa học cho biết sừng tê giác không hề có tác dụng chữa bệnh.
No comments:
Post a Comment