Đã có ba người chết và 350 người khác bị thương trong các cuộc xung đột ở thủ đô Cairo của Ai Cập giữa lúc bạo loạn leo thang xung quanh một dự thảo Hiến pháp gây tranh cãi.
Những người ủng hộ Tổng thống Mohammed Morsi đã ném đá và bom xăng để đột phá cuộc biểu tình ngồi của phe đối lập bên ngoài Dinh Tổng thống.Phát biểu vào sớm thứ Tư ngày 5/12, phó Tổng thống Mahmoud Mekki cho biết cuộc trưng cầu dân ý vẫn diễn ra vào ngày 15 sắp tới nhưng ông cũng nói ‘cánh cửa đối thoại’ vẫn mở.
Những người chỉ trích cho rằng bản dự thảo này được vội vã đưa qua Quốc hội phê chuẩn mà không có tham vấn đầy đủ và nội dung cũng chưa bảo vệ được các quyền tự do chính trị và tôn giáo cũng như nữ quyền.
Bản dự thảo này càng thêm dầu vào lửa vào cơn phẫn nộ của công chúng sau khi Tổng thống Morsi ra một sắc lệnh tự cho mình thêm nhiều quyền hành lớn.
"Morsi phải lắng nghe người dân. Tiếng nói của họ rất mạnh mẽ và rõ ràng. Đó là không hề hợp pháp khi gạt ra ngoài đa số người dân"
Mohamed ElBaradei, lãnh đạo đối lập
Ủng hộ viên thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo của Tổng thống Morsi đã đáp ứng lời kêu gọi tập hợp trước Dinh Tổng thống vào ngày 5/12.
Trước đó, cũng tại Dinh Tổng thống, những người phản đối Morsi, phần lớn là phe thế tục, đã biểu tình ngồi sau khi hàng chục ngàn người đã bao vây dinh này hôm thứ Ba ngày 4/12.
Các ủng hộ viên của Morsi hô vang: ‘Nhân dân muốn tẩy sạch quảng trường’ và ‘Morsi có tư cách hợp pháp’, hãng tin Pháp AFP tường thuật.
Họ ném gạch đá và bom xăng để giải tán một số lều trại do những người chống đối Morsi dựng lên. Có tin đã có nổ súng.
‘Leo thang nguy hiểm’
Phóng viên Jon Leyne của BBC ở Cairo nhận xét rằng cuộc xung đột là có lẽ là diễn biến nguy hiểm nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng leo thang của Ai Cập.Huynh đệ Hồi giáo sau đó đã kêu gọi tất cả các bên hãy ‘rút lui cùng lúc và cam kết không quay lại Dinh Tổng thống vì tính biểu tượng của nơi này’.
Trong một cuộc họp báo chung, các nhân vật lãnh đạo đối lập hàng đầu của Mặt trận Cứu quốc như ông Mohamed ElBaradei, cựu giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, và Amr Moussa, cựu tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập, đã quy cho Tổng thống Morsi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng bạo lực này.
“Quan điểm của chúng tôi là chúng tôi sẵn sàng đối thoại nếu như sắc lệnh Hiến pháp được bãi bỏ... và cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp được hoãn lại,” ông ElBaradei phát biểu.
“Morsi phải lắng nghe người dân. Tiếng nói của họ rất mạnh mẽ và rõ ràng. Đó là không hề hợp pháp khi gạt ra ngoài đa số người dân,” ông nói.
Trong cuộc họp báo của mình được phát sóng trước đó trên Đài truyền hình quốc gia, phó Tổng thống Mahmoud Mekki cho biết có ‘ý chí chính trị thật sự để vượt qua giai đoạn hiện tại và đáp ứng những yêu cầu của công chúng’.
Tuy nhiên ông cũng nói cần phải có ‘đồng thuận’ về dự thảo Hiến pháp và rằng ‘cánh cửa đối thoại vẫn mở cho những ai chống đối’.
Ông đề xuất phe đối lập trình bày những quan ngại của họ đối với những nội dung cụ thể trong dự thảo Hiến pháp ra giấy trắng mực đen nhưng cũng nói thêm rằng đây ‘không phải là đóng góp chính thức mà chỉ là ý kiến cá nhân’.
No comments:
Post a Comment