Năm 1885, một cuộc khảo sát của Nhật cho thấy Điếu Ngư Đài không có người ở và vào tháng 1 năm 1895, chính phủ Nhật quyết định sát nhập quần đảo này vào lãnh thổ của mình với một cột cắm ghi dấu chủ quyền của Nhật.
Năm 1951 khi hiệp ước Hòa Bình San Francisco được ký kết Điếu Ngư Đài được đặt dưới quyền kiểm soát của Hoa Kỳ. Cả Trung Cộng lẫn Quốc Dân Đảng Trung Hoa lúc đó đều không phản đối.
Nhưng cả Bắc Kinh lẫn Đài Loan bắt đầu chú ý đến quần đảo này khi vào năm 1970 một khảo cứu do Liên Hiệp Quốc thực hiện cho thấy xung quanh đảo có thể có dầu hỏa và khí đốt. Điếu Ngư Đài cách Đài Loan 76 dặm, 92 dặm cách bờ biển gần nhất của Nhật và 100 dặm cách bờ biển của TQ.
Nhật Bản tái nhận chủ quyền vào năm 1972 sau khi Okinawa chính thức được Hoa Kỳ trao lại cho Nhật, từ đó lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản thường xuyên đi tuần tra đảo, đa số là đẩy ra tàu đánh cá TQ vào đánh bắt.
Xung quanh đảo có nhiều cá nên một doanh nhân Nhật đã lập một xưởng sản xuất cá bonito đóng hộp trên đảo. Sau này gia đình cho chính phủ Nhật mướn lại quần đảo. Trên đảo có nhiều rừng rậm và dê hoang do người Nhật mang ra, nay đã đông đảo.
Khi Thị Trưởng Tokyo Shintaro Ishihara đòi mua lại Điếu Ngư Đài trong năm ngoái, cả TQ lẫn Đài loan đều phản đối quyết liệt. Hiện nay tình trạng gần như hoàn toàn bế tắt khi Nhật và TQ không hề nhân nhượng nhau. Các viên chức Nhật còn nói: “Không có tranh cãi gì hết, Sensaku là của chúng tôi”
Trần Vũ theo CSM
____________
No comments:
Post a Comment