BIỂN ĐÔNG VIETNAM DR
Hôm qua, 06/12/2012, một ngày sau khi sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ là không được « đơn phương » tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông, New Delhi tuyên bố ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Hiện giờ, tuy hai nước chỉ trong giai đoạn khẩu chiến, nhưng rõ ràng Biển Đông đang ngày càng trở thành một trận địa mới giữa hai cường quốc châu Á.
Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã nóng lên thêm kể từ khi tập đoàn dầu khí Nhà nước của Ấn Độ ONGC vào tháng 10 năm ngoái, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã xác định trở lại việc tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Quan hệ giữa hai nước càng nóng thêm sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi hôm thứ hai vừa qua tuyên bố là họ sẵn sàng triển khai chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ quyền lợi của nước này ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 05/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng rất mạnh về tuyên bố nói trên của tư lệnh hải quân Ấn Độ, cho biết là Bắc Kinh « phản đối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương tại vùng biển tranh chấp trên Nam Hải » và yêu cầu các nước liên quan « tôn trọng chủ quyền, lập trường và quyền lợi của Trung Quốc. »
Hôm qua, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí « đơn phương » ở Biển Đông. Lời cảnh báo này dĩ nhiên là không chỉ nhắm đến Việt Nam, mà còn nhắm vào những quốc gia hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, như Ấn Độ.
Ngoài việc tham gia thăm dò khai thác dầu khí, có hai lý do khác giải thích vì sao đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng rất quan trọng về mặt chiến lược.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mậu dịch, đối với Ấn Độ, Biển Đông là một trong những ngõ giao thương quan trọng nhất toàn cầu và quyền tự do lưu thông ở vùng biển này phải được tôn trọng.
Thứ hai, và có lẽ đây là lý do quan trọng nhất, Biển Đông là nơi mà New Delhi có thể giải tỏa vòng vây mà Trung Quốc đang lập nên từ mấy năm qua chung quanh Ấn Độ, với việc xây dựng các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan. Nhảy vào Biển Đông, sân sau của Trung Quốc, là cách để Ấn Độ trả đũa trước việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương.
Trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong trong khu vực, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều để phát triển các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Nếu thật sự New Delhi nhất quyết bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng là một ngày nào đó, hải quân hai nước sẽ đụng độ với nhau ở vùng biển mà tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gần đây dự báo sẽ là một « Palestine của châu Á ».
Đối với những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam không muốn nhìn thấy Biển Đông trở thành khu vực độc quyền của Trung Quốc, Ấn Độ có thể là một chỗ dựa quan trọng, nhất là vì hai nước có quyền lợi tương đồng trong lĩnh vực dầu khí.
_____________________
Quan hệ giữa hai nước càng nóng thêm sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi hôm thứ hai vừa qua tuyên bố là họ sẵn sàng triển khai chiến hạm đến Biển Đông để bảo vệ quyền lợi của nước này ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 05/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng rất mạnh về tuyên bố nói trên của tư lệnh hải quân Ấn Độ, cho biết là Bắc Kinh « phản đối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương tại vùng biển tranh chấp trên Nam Hải » và yêu cầu các nước liên quan « tôn trọng chủ quyền, lập trường và quyền lợi của Trung Quốc. »
Hôm qua, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí « đơn phương » ở Biển Đông. Lời cảnh báo này dĩ nhiên là không chỉ nhắm đến Việt Nam, mà còn nhắm vào những quốc gia hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, như Ấn Độ.
Ngoài việc tham gia thăm dò khai thác dầu khí, có hai lý do khác giải thích vì sao đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng rất quan trọng về mặt chiến lược.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mậu dịch, đối với Ấn Độ, Biển Đông là một trong những ngõ giao thương quan trọng nhất toàn cầu và quyền tự do lưu thông ở vùng biển này phải được tôn trọng.
Thứ hai, và có lẽ đây là lý do quan trọng nhất, Biển Đông là nơi mà New Delhi có thể giải tỏa vòng vây mà Trung Quốc đang lập nên từ mấy năm qua chung quanh Ấn Độ, với việc xây dựng các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan. Nhảy vào Biển Đông, sân sau của Trung Quốc, là cách để Ấn Độ trả đũa trước việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương.
Trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong trong khu vực, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều để phát triển các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Nếu thật sự New Delhi nhất quyết bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng là một ngày nào đó, hải quân hai nước sẽ đụng độ với nhau ở vùng biển mà tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gần đây dự báo sẽ là một « Palestine của châu Á ».
Đối với những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam không muốn nhìn thấy Biển Đông trở thành khu vực độc quyền của Trung Quốc, Ấn Độ có thể là một chỗ dựa quan trọng, nhất là vì hai nước có quyền lợi tương đồng trong lĩnh vực dầu khí.
_____________________
No comments:
Post a Comment