Pages

Sunday, November 11, 2012

Việt Nam đăng cai Asiad 18 : Chưa hết mừng đã đầy nỗi lo


Tấm HCV quý giá của võ sĩ trẻ 18 tuổi tại ASIAD 16 Lê Bích Phương là niềm an ủi lớn cho thể thao Việt Nam 2010.
Tấm HCV quý giá của võ sĩ trẻ 18 tuổi tại ASIAD 16 Lê Bích Phương là niềm an ủi lớn cho thể thao Việt Nam 2010.
Ảnh: Hồng Long
Anh Vũ

     Nghe   
RFI - Ngày 8/11, Hội đồng Olympic châu Á đã chính thức trao quyền tổ chức ASIAD 2019 cho thành phố Hà Nội. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thành chủ nhà của một kỳ Đại hội thể thao hàng đầu ở châu Á. Vậy nhưng sự kiện mang tính lịch sử đối với thể thao Việt Nam này đã không có được sự đón mừng hồ hởi.
Trong dư luận, cũng như đa số các nhà chuyên môn quản lý thể thao, cảm giác vui mừng và tự hào thì ít mà chủ yếu là tâm lý lo ngại, thiếu tin tưởng về hiệu quả tích cực mà ASIAD mang lại.
Ý tưởng đăng cai Asiad đã thành hiện thực, Việt Nam có 7 năm để chuẩn bị tổ chức thành công cho một kỳ Đại hội thể thao châu lục. Giờ đây trước mặt các nhà quản lý thể thao Việt Nam hàng loạt các thách thức đang đặt ra, từ vấn đề kinh phí, nguồn lực con người cho đến tổ chức, đặc biệt là xây dựng lực lượng vận động viên để có được thành tích ở một đấu trường châu lục.
Trang thể thao Vietnamnet ghi nhận: « Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại khi cho rằng, hiện tại Việt Nam chưa đủ điều kiện để tổ chức một kỳ đại hội tầm cỡ như Asiad (do những khó khăn về kinh nghiệm tổ chức, cơ sở vật chất, kinh phí…). Hơn nữa, chỉ khoảng 7-8 năm chuẩn bị cho một sự kiện hàng đầu châu lục sẽ khó kịp với Việt Nam .»
Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam Vương Bích Thắng, trong một cuộc phỏng vấn với trang VnExpress ngay sau khi nhận tin Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad 18 đã nói : « Vui vì Việt Nam được OCA tín nhiệm, tạo vị thế và cơ hội quảng bá qua việc đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất khu vực, thúc đẩy thể thao Việt Nam phát triển. Nhưng lo lắng vì để tổ chức thành công Asiad đòi hỏi một khối lượng công việc khổng lồ phải được hoàn thành như chuẩn bị cơ sở vật chất, cán bộ, công tác tổ chức, chuyên môn, hậu cần, an ninh trật tự... Đặc biệt là chuẩn bị một lực lượng vận động viên mạnh, giành thành tích tốt tại ASIAD. Đây là những nhiệm vụ nặng nề và hết sức khó khăn ».
Tâm lý băn khoăn lo lo lắng còn được thể hiện qua nhiều ý kiến phản hồi của độc giả trên các trang mạng tại Việt Nam. Nhiều độc giả VnExpress lo rằng, việc Việt Nam đăng cai Asiad 2019 sẽ đem lại nợ nần và khó khăn cho kinh tế. Trang báo mạng này đăng tải lại khá nhiều ý kiến phản ánh tâm lý hờ hững và lo lắng với sự kiện này, chẳng hạn như có ý kiến cho rằng : «…Kinh tế đất nước đang suy thoái nặng nề. Cuộc sống của đại đa số người dân đang rất khốn khó. Thay vì sẽ phải dùng nhiều tỉ USD xây dựng các cơ sở thi đấu và hệ thống phụ trợ, hãy dùng số tiền ấy để chăm lo cho cuộc sống đang vô cùng khốn khó của nhân dân. Khi nào đất nước dư dả giàu có hãy tính tới những chuyện như thế. Bởi suy cho cùng Asiad cũng chỉ là một cuộc chơi".
Về phần các nhà chuyên môn thì lo ngại làm sao trong 7 năm thể thao Việt Nam xây dựng được một lực lượng vận động viên đạt trình độ tầm châu lục, trong lúc thế hệ hiện nay đang ở giai đoạn thoái trào.  Để tìm hiểu thêm ý kiến đánh giá của các nhà chuyên môn về sự kiện Việt Nam được trao quyền đăng cai Asiad 2019, Thể thao Chủ nhật phỏng vấn ông Trần Văn Mui, nguyên Phó giám đốc Sở Thể dục thể thao TP.HCM.


1 comment:

  1. chưa mừng đã lo
    [img]http://1.bp.blogspot.com/-adHGwBuz1CU/T23Me-aKDYI/AAAAAAAAFc4/X6UgECirQ90/s1600/zzz.jpg[/img]

    ReplyDelete