Pages

Monday, November 12, 2012

Lãnh đạo VN đón mừng ông Ahmedinejad

Tổng thống Iran bắt tay với người tương nhiệm Việt Nam

Vào thời gian Hoa Kỳ định hướng lại chính sách ngoại giao với châu Á sau tin thắng cử lần hai của Tổng thống Barack Obama, Việt Nam rầm rộ làm lễ đón Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran, quốc gia Hoa Kỳ coi là thù địch.

Hôm 9/11/2012, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin ông Mahmoud Ahmadinejad, Tổng thống Iran thăm chính thức Việt Nam.
Dù ông Mahmoud Ahmadinejad sang thăm Việt Nam trên đường từ dự Hội nghị ở Bali, Indonesia trở về cao, chuyến thăm của ông được giới báo chí và các quốc gia Iran liên tục đả phá như Hoa Kỳ theo dõi sát sao.
Hãng tin AFP trích một nhà ngoại giao nước ngoài ở Hà Nội nói chuyến thăm của ông Ahmadinejad là nỗ lực ngoại giao của Tehran “nhằm tìm sự ủng hộ từ một quốc gia bè bạn”.
'Đối tác tin cậy'
Nhưng nỗ lực này có thể “không có nhiều nội dung” vì Việt Nam không ở trong vị trí giúp gì cho Iran vốn đang gặp khó khăn kinh tế, theo nhà ngoại giao không nêu tên.
Báo Công an Nhân dân ở Việt Nam trích lời nói ông đánh giá cao tinh thần của Việt Nam “sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” với Iran.
Kinh tế Iran "sắp phá sản" dưới thời kỳ lãnh đạo của ông Ahmadinejad

Đón người tương nhiệm Iran, ông Trương Tấn Sang phát biểu chào mừng phái đoàn cao cấp Iran và nói Việt Nam “đánh giá cao và tin tưởng chuyến thăm của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước”.
Báo chí Việt Nam cũng nói Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhận lời sang thăm Iran và “chuyến thăm sẽ được sắp xếp theo đường ngoại giao”.
Đây là lần đầu tiên một tổng thống Iran sang thăm Việt Nam trong 17 năm.
Cộng hòa Hồi giáo Iran hiện vẫn bị Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu cấm vận vì các nghi vấn về chương trình nguyên tử của Tehran mà họ nghi là nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tehran luôn bảo vệ quyền khai thác năng lượng hạt nhân một cách hòa bình và bác bỏ chuyện họ sẽ phát triển vũ khí nguyên tử.
Bản thân Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad từng đòi “xóa khỏi bản đồ nước Israel”, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong vùng Trung Đông.
Nhưng gần đây, hai nước Israel và Iran đã có cuộc hội đàm "tích cực" tại châu Âu về hạt nhân trong bối cảnh Tehran cần thoát ra thế kẹt về kinh tế.
Bài trên báo Anh, tờ The Guardian hôm 5/11 vừa qua nói kinh tế Iran "trên bờ vực phá sản".
Hiện lãnh đạo nước này tìm mọi cách tăng quan hệ ra bên ngoài về thương mại, nhất là với các nước không ủng hộ cấm vận chống Iran.
Lễ đón ông Ahmadinejad tại Hà Nội có thể được giới chức ngoại giao Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ chú ý.
Ông Obama, dù có cách nhìn Iran khác với lãnh đạo đương quyền ở Israel đã liên tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt với Tehran trong nhiệm kỳ đầu.
Washington hiện đang xác định lại đường hướng ngoại giao châu Á trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama.


No comments:

Post a Comment