Pages

Tuesday, January 22, 2013

Ông Dũng lập ban chỉ đạo chống tội phạm

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm

Không lâu sau khi Trung ương Đảng lập Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Việt Nam ký quyết định lập Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm trực thuộc chính phủ.
Theo báo chí Việt Nam hôm 21/1/2013, quyết định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký đã lập ra Ban chỉ đạo 138 CP do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu.
Tuy ban chỉ đạo mới này là sự sáp nhập của hai đơn vị là Ban Chỉ đạo Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm, chức năng của nó có vẻ được mở rộng, nhắm vào cả việc ‘chống tham nhũng’ và ‘bảo vệ an ninh quốc gia’, theo trang web của chính phủ Việt Nam.
“Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội,”
Hoạt động của Ban có mục tiêu “nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất”.

Mỗi bên một nhiệm vụ?

Hồi tháng 9/2012, ông Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định phê duyệt Bấm Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012 – 2015.

Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm

  • phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm
  • hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
  • chống tiêu cực, tham nhũng, bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm minh và thống nhất
Đây là chương trình nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi tội phạm mang tính hình sự, các băng nhóm xã hội đen, buôn ma tuý, buôn bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Cũng hồi đầu năm nay, Ban Nội chính thuộc Trung ương Đảng do Bí thư Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh làm trưởng ban đã có nhiệm vụ rõ ràng hơn.
Theo báo chí Việt Nam hôm 4/1/2013, Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án.
Ngoài ra, Ban Nội chính Trung ương thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Quyết định 159 do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh ký cũng nói rằng Ban Nội chính Trung ương gồm trưởng ban và các phó trưởng ban, được tổ chức thành chín đơn vị cấp vụ, trong đó có một vụ theo dõi công tác phòng chống tham nhũng, một vụ theo dõi xử lý các vụ án.
Ông Nguyễn Bá Thanh nhận nhiệm vụ trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng

Hiện nay dư luận Việt Nam đang trông đợi nhiều vụ án lớn trong ngành kinh tế – ngân hàng được xử lý rốt ráo.
Hiện chưa thấy báo chí Việt Nam nói việc hoạch định, hay phân chia vai trò của hai ban này, một bên thuộc chính phủ, một bên thuộc về Đảng, là như thế nào.
Xét trên ngôn từ của các văn bản được công bố cho tới nay thì ban thuộc chính phủ có vẻ nhằm vào các hoạt động cụ thể về an toàn xã hội và hình sự hơn là tầm chiến lược.
Tuy vậy, khu vực có thể gây chồng lấn là 'tiêu cực, chống tham nhũng' mà cả hai bên đều quan tâm xử lý.
Về các vị lãnh đạo phụ trách những lĩnh vực này, được biết tân trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng không phải là người xa lạ với tân trưởng Ban Nội chính Trung ương, ông Nguyễn Bá Thanh.
Ông Nguyễn Xuân Phúc từng làm việc tại Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng sau phải chuyển về Quảng Nam trong giai đoạn Đà Nẵng tách ra.
Kể từ đó, Đà Nẵng trở thành một đô thị nổi bật về chính sách phát triển, tạo uy tín cho khiến ông Nguyễn Bá Thanh được mời ra Hà Nội nắm chức trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng.
Từng làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc vào Trung ương Đảng nhiệm kỳ X (2006) và làm Phó Tổng thanh tra chính phủ.
Từ 8/2007 ông Phúc giữ chức Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lên làm Phó Thủ tướng từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 năm 2011.
________________

No comments:

Post a Comment