Cồng an dồn những người biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội ngày 09/12/2012 lên xe buýt.
REUTERS/Tran Minh Tue
Trong bản báo cáo năm 2013 về tình hình nhân quyền trên thế giới công bố ngày 01/02/2013, tổ chức Human Rights Watch nhận định : Chính quyền Việt Nam đang « gia tăng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa một cách có hệ thống, đồng thời trấn áp những người chất vấn các chính sách của chính phủ, phanh phui các vụ tham nhũng của quan chức hoặc kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ độc đảng. »
Theo Human Rights Watch, trong năm 2012, các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền tùy tiện bắt giữ, giam giữ cách ly trong một thời gian dài mà không được trợ giúp pháp lý và cũng không được gia đình thăm viếng, bị tra tấn và bị xét xử tại các phiên tòa theo sự chỉ đạo của chính quyền và bị kết án tù nặng nề với những điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia.
Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW ghi nhận : « Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước trong năm 2012, khi chính quyền tiếp tục dùng chính sách cứng rắn để đối phó với những bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế ngày càng tăng trong nước. »
Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù. Ngoài ra, có ít nhất 31 người bị bắt và tạm giam chưa xét xử.
Chính quyền Việt Nam cũng đang khống chế tự do Internet với dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống Nhà nước, phá hoại an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật Nhà nước hay quảng bá những quan điểm bị coi là « phản động » trên mạng.
Tổ chức HRW cũng đặc biệt quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí chính thức, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ, trong đó có những người bị đánh đến chết. HRW cũng chỉ trích việc chính quyền Việt Nam dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội phản đối những hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, như vụ xảy ra ngày 05/08.
HRW cũng lưu ý rằng Nghị định 92 của chính phủ ban hành ngày 08/10/2012 chính là nhằm gia tăng kiểm soát tự do tôn giáo ở Việt Nam, với quy định mới về các điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức, chẳng hạn như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ.
____________
Ông Brad Adams, Giám đốc châu Á của HRW ghi nhận : « Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước trong năm 2012, khi chính quyền tiếp tục dùng chính sách cứng rắn để đối phó với những bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế ngày càng tăng trong nước. »
Theo thống kê của Human Rights Watch, tính đến cuối năm 2012, có ít nhất 40 nhà hoạt động bị kết án và xử nhiều năm tù. Ngoài ra, có ít nhất 31 người bị bắt và tạm giam chưa xét xử.
Chính quyền Việt Nam cũng đang khống chế tự do Internet với dự thảo Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, với các quy định cấm đăng tải những nội dung bị coi là chống Nhà nước, phá hoại an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật Nhà nước hay quảng bá những quan điểm bị coi là « phản động » trên mạng.
Tổ chức HRW cũng đặc biệt quan ngại về nạn tra tấn và các hình thức ngược đãi khác của công an. Theo số liệu của báo chí chính thức, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm, đã có ít nhất 15 người chết trong khi bị công an giam giữ, trong đó có những người bị đánh đến chết. HRW cũng chỉ trích việc chính quyền Việt Nam dùng vũ lực giải tán những người tuần hành ôn hòa ở Hà Nội phản đối những hành động của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông, như vụ xảy ra ngày 05/08.
HRW cũng lưu ý rằng Nghị định 92 của chính phủ ban hành ngày 08/10/2012 chính là nhằm gia tăng kiểm soát tự do tôn giáo ở Việt Nam, với quy định mới về các điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được công nhận chính thức, chẳng hạn như phải chứng minh chưa từng vi phạm an ninh quốc gia trong quá khứ.
____________
No comments:
Post a Comment