Tàu Liêu Ninh được cho là đại diện cho tham vọng hướng ra biển của Trung Quốc
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ sớm làm nhiệm vụ ngoài khơi trong năm nay, Tân Hoa xã đưa tin hôm thứ Sáu ngày 19/4.
Tàu Liêu Ninh, vốn là một tàu cũ được mua từ Ukraine và cải tạo lại, đã được đưa ra diễn tập và thử nghiệm hơn 100 lần kể từ ngày hạ thủy hồi năm ngoái, Tân Hoa xã cho biết.
Hãng thông tấn Anh Reuters bình luận mặc dù còn thua Hoa Kỳ hàng thập kỷ về công nghệ, Liêu Ninh đại diện cho tham vọng hướng ra biển của Trung Quốc, cũng như công cụ để khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
Cũng theo Reuters, trong vòng hơn một năm qua, chiếc tàu này cũng là điều thể hiện rõ nhất nỗ lực của Trung Quốc trong việc củng cố khí tài quân sự, mà trong đó còn bao gồm việc thử nghiệm hai loại máy bay tàng hình. Một trong số các máy bay được cho là có khả năng đáp lên tàu sân bay.
Năm ngoái, trung Quốc cũng đã công bố mẫu trực thăng chiến đấu đầu tiên và một loạt các mẫu máy bay không người lái khác mà nước này hy vọng có thể sẽ xuất khẩu.
Hồi tháng 11 năm ngoái, một ủy ban của chính phủ Mỹ nói họ tin rằng trong vòng hai năm, tàu ngâm của Trung Quốc sẽ có vũ khí hạt nhân.
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung lúc đó đã nhận định Trung Quốc đang tìm cách mở rộng khả năng hạt nhân của mình.
Tân Hoa xã không nói liệu thời gian làm nhiệm vụ của tàu Liêu Ninh trong chuyến đi sắp tới sẽ kéo dài bao lâu.
Tàu sân bay này đã trải qua nhiều đợt diễn tập kể từ khi đến cảng Thanh Đảo vào tháng Hai.
"Cho đến lúc này, tất cả các cuộc thử nghiệm đều diễn ra suôn sẻ, và cảng Thanh Đảo đã chứng minh là một bến và nơi hỗ trợ tốt dành cho tàu sân bay," Tân Hoa xã nói.
"Tàu sẽ tiếp tục trải qua các đợt thử nghiệm khác, trong đó bao gồm ra khơi và các bài diễn tập cất và hạ cánh theo kế hoạch."
Hôm qua, 19/04/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Riêng về Việt Nam, bản báo cáo này cho biết các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất đó là việc chính quyền Hà Nội vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, việc chính quyền gia tăng những biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự và nạn tham nhũng trong bộ máy tư pháp và công an.
Riêng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và vu khống, để hạn chế các quyền này, chẳng hạn như điều 88 về tội « tuyên truyền chống Nhà nước », như trường hợp của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, bị bắt tháng 10 năm ngoái với tội danh này chỉ vì mang trên người những truyền đơn chống Trung Quốc và dự định phân phát những truyền đơn này.
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » để cấm các blogger đăng tải những tài liệu, bài viết bị xem là gây phương hại an ninh quốc gia, làm lộ bí mật Nhà nước. Đặc biệt ngày 12/09/2012, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cáo buộc ba trang mạng Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông « tuyên truyền chống Nhà nước » và « nói xấu các lãnh đạo Đảng », đồng thời ra lệnh điều tra về ba trang mạng này.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ còn cho biết chính quyền đã bắt giam nhiều nhà hoạt động sử dụng Internet để chỉ trích chính phủ và đăng các bài viết về nhân quyền và dân chủ đa đảng. Đa số các blogger bị bắt đã bị truy tố về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » và « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Trong năm qua, ít nhất 14 nhà hoạt động đã bị kết án tù. Tính đến cuối năm cũng đã có ít nhất 20 blogger và nhà hoạt động khác đang chờ ngày ra tòa, trong khi những nhà hoạt động khác thì bị chính quyền sách nhiễu và hù dọa.
Báo cáo nhắc lại là ngày 25/09 năm ngoái, Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc trước việc nhiều phóng viên và blogger bị kết án tù nặng nề và ghi nhận xu huớng gia tăng hạn chế quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, đặc biệt là đối với những chỉ trích chính phủ trên Internet.
Báo cáo nhân quyền thế giới 2012 được công bố sau khi ngày 12/04 vừa qua tại Hà Nội, Hoa Kỳ đã mở lại đối thoại nhân quyền với Việt Nam. Hôm qua, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã ra tuyên bố về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ -Việt Nam lần thứ 17, cho biết hai bên « đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến ».
Nhân dịp này, phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer đã gặp một số nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và tôn giáo, nhưng đã bị công an Việt Nam cản trở, không thể tiếp xúc với luật sư Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Đại sứ quán Mỹ bày tỏ mối quan ngại về việc này.
Ngày mai, 18/04/2013, trong phiên họp khoáng đại hàng tháng, Nghị viện châu Âu sẽ thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và đặc biệt là về tình hình tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu sẽ đệ trình một nghị quyết về vấn đề này.
Khi loan báo thông tin này trong số báo ra ngày 14/04/2013, tờ nhật báo Le Soir của Bỉ nhắc lại là trong những tháng qua, nhiều tổ chức quốc tế đã lên án các vụ đàn áp quyền tự do ngôn luận của Việt Nam. Vào tháng 9 năm ngoái, Ủy ban bảo vệ nhà báo ( CPJ ) của Mỹ đã công bố một báo cáo tựa đề « Quyền tự do báo chí ở Việt Nam bị thu hẹp, mặc dù có mở cửa kinh tế ». Báo cáo này nhắc lại là toàn bộ các phương tiện truyền thông ở Việt Nam đều do Nhà nước kiểm soát. Ngay cả báo chí quốc tế cũng bị giám sát chặt chẽ.
Cũng theo báo cáo nói trên, chính quyền Hà Nội trong những tháng gần đây đặc biệt đàn áp dữ dội các blogger độc lập, bao gồm các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động tôn giáo, viết về những chủ đề cấm kỵ như tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Việt Nam với Trung Quốc, các vụ cướp đất và nạn tham nhũng.
Cuối tháng Giêng vừa qua, Liên đoàn quốc tế nhân quyền, trụ sở tại Paris, phối hợp với Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, cũng đã ra một báo cáo về tình trạng đàn áp các blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng ở Việt Nam.
Báo cáo này thống kê là trong 12 tháng qua, 22 blogger và nhà bất đồng chính kiến sử dụng mạng đã bị tuyên án tổng cộng 133 năm tù, vì đã đấu tranh bất bạo động trên mạng. Đặc biệt, ngày 09/01 vừa qua, trong cùng một phiên tòa, 14 người đã bị tuyên án tổng cộng 100 năm tù, chỉ vì đã hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bảng xếp hạng về tự do báo chí do Phóng viên không biên giới (RSF) công bố hàng năm, Việt Nam đứng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Tổ chức này cũng xếp Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia « kẻ thù của Internet ».
Trong buổi thảo luận khẩn cấp về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày mai, ba nghị sĩ thuộc khối Cánh tả thống nhất châu Âu, Helmut Scholz, Marie-Christine Vergiat và Jurgen Klute, sẽ đệ trình một nghị quyết.
Tuy được soạn thảo với những lời lẽ chừng mực, nhưng nghị quyết này nêu thẳng thừng các vụ vi phạm quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam và kêu gọi Liên hiệp châu Âu phải xem quyền tự do ngôn luận và các quyền cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế là một « bộ phận chủ yếu » trong các cuộc đàm phán sắp tới giữa Bruxelles với Hà Nội về một hiệp định tự do mậu dịch Liên hiệp châu Âu - Việt Nam.
__________________
Vàng mất giá hơn 10 % trong phiên giao dịch ngày 15/04/2013 và đây là mức tuột dốc mạnh nhất trong 30 năm qua. Tăng trưởng chựng lại của kinh tế Trung Quốc là nguyên nhân giải thích cho hiện tượng nói trên.
Trong phiên giao dịch ngày 15/04/2013 vàng niêm yết trên các bảng giá điện tử ở New York rơi xuống còn 1 338 đô la/ounce mất giá 10,9 % so với phiên giao dịch hôm trước. Tính từ ngày 28/02/1983 tới nay, giá vàng mới lại tuột dốc mạnh như vậy. Còn trên thị trường Luân Đôn cùng ngày, giá vàng cũng đã giảm hơn 9 %.
Trong hai phiên giao dịch gần đây nhất, giá vàng trên thị trường Comex của New York đã giảm mất 200 đô la/ounce và đối với Hoa Kỳ thì đây là mức trượt giá kỷ lục từ 40 năm qua. Bên cạnh vàng, giá bạc, đồng và nhiều loại nguyên và nhiên liệu cũng đã giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày đầu tuần.
Theo giới phân tích, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bất ngờ bị chựng lại là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng giảm giá nói trên. GDP của nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới trong ba tháng đầu 2013 chỉ tăng 7,7 %, thấp hơn so với chờ đợi. Nhìn sang châu Âu, giới trong ngành dự phóng trong những ngày tới, một số thành viên khối euro đang gặp khó khăn, như đảo Chypre, có thể sẽ bán vàng để thanh toán bớt nợ đáo hạn.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (T) và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (P) tham dự một cuộc họp song phương tại Seoul hôm 12/4/2013, AFP photo
Thanh Quang, phóng viên RFA
Nghe bài này Tải xuống - download
Giữa lúc Bắc Hàn đe dọa tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn cũng như đe dọa
tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng võ khí nguyên tử, thì Ngoại trưởng Mỹ
John Kerry hôm 15/4 gởi một thông điệp là sẵn sàng đối thoại với Bắc
Hàn. Nhưng trong quá khứ, Bắc Hàn từng giở trò đe dọa nguyên tử để làm
tiền Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và cả những nước phương Tây. Câu hỏi nêu
lên là liệu thông điệp vừa rồi của Ngoại trưởng John Kerry có lại tạo
điều kiện cho Bình Nhưỡng tiếp tục trò làm tiền đó hay không?
Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng thuận
Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc Đại Học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ, cho biết:
Nếu nhìn vào những lời tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Kerry, thì chúng ta thấy có 2 điều đáng để ý:
Điều thứ nhất là Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đồng ý biến Bán Đảo Triều
Tiên thành một vùng không có võ khí nguyên tử - có nghĩa là phải giải
giới nguyên tử, trong đó có Bắc Hàn. Hai cường quốc này đã đồng ý rõ rệt
chuyện đó rồi, và đó là mục tiêu mà họ sẽ tiến tới.
Điều thứ hai mà Ngoại trưởng Kerry đã khuyến cáo là nếu như Bắc Hàn
sợ an ninh của họ bị đe dọa, sợ bị tấn công thì Bình Nhưỡng nên quay trở
lại bàn hội nghị đa phương để thảo luận chuyện đó với Mỹ.
Bởi vì trước kia Bắc Hàn cũng từng đòi ký hiệp ước bất tương xâm với
Mỹ; Bắc Hàn muốn nói chuyện với Mỹ chứ không muốn nói chuyện với Nam
Hàn. Như vậy, nếu có điều đình thì phải có đi, có lại. Nếu Bắc Hàn có
những hành động cụ thể hướng tới những mục tiêu mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung
Quốc đồng ý, tức là giải giới võ khí nguyên tử, thì Bắc Hàn chắc chắn sẽ
được viện trợ.
Thanh Quang:Giáo sư vừa nhắc tới Trung Quốc, thì theo
Ngoại trưởng John Kerry, ông cũng được Trung Quốc cam kết hợp tác với
Hoa Kỳ cùng những đồng minh của Mỹ để giúp làm giảm tình hình căng thẳng
tại Bán Đảo Triều Tiên. Nhưng lâu nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung
Quốc “đánh trống bỏ dùi”, cứ bao che, dung túng cho những hành động
“làm tiền” của đàn em Bắc Hàn. Như vậy, liệu Bắc Kinh lần này “cam kết”
như Ngoại trưởng Kerry vừa nói có thể là một sự hứa suông, thậm chí
“lường gạt” Mỹ nữa không ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Trung Quốc không những cam kết giúp
làm giảm căng thẳng vùng đó, mà còn cam kết biến vùng Bán Đảo Triều Tiên
này thành vùng phi nguyên tử. Vì lý do an ninh của chính mình, Trung
Quốc rõ ràng là không muốn có chiến tranh ở Bán Đảo Triều Tiên, và cũng
không muốn cho Bắc Hàn bị sụp đổ. Nhưng những hành động gần đây của Bình
Nhưỡng có thể đưa vùng này gần hơn đến hiểm hoạ chiến tranh, khiến
chiến tranh có thể xảy ra do rủi ro hoặc do tính toán sai lầm, hay do
hiểu lầm lẫn nhau. Thì cam kết của Trung Quốc biến Bán đảo Triều Tiền
thành vùng phi nguyên tử là cam kết thật vì đó là quyền lợi của Trung
Quốc. Còn Bắc Kinh thực hiện cam kết này tới đau, đó lại là chuyện khác.
Có thể có người nghĩ rằng sự tính toán của Trung Quốc là nhằm cầm chân
Mỹ ở vùng Bắc Á để Bắc Kinh có thể rảnh tay ở Đông Nam Á và vùng Biển
Đông. Đây là một sự liều lĩnh có tính toán. Nhưng nếu để cho Bắc Hàn làm
quá đà khiến chiến tranh xảy ra, thì an ninh của Trung Quốc sẽ bị đe
dọa, bởi vì quân Mỹ sẽ đến ngay vùng biên giới của Trung Quốc. Như vậy
thì lời hứa của Trung Quốc như nêu trên không phải là lời hứa suông, mà
Trung Quốc có những khó khăn trong việc thực hiện lời hứa đó bởi vì
trong số những mục tiêu của họ, có những mục tiêu mâu thuẫn với nhau.
Bắc Hàn lỡ leo lưng cọp
Thanh Quang:Trở lại những lời đe dọa trong mấy ngày qua
của Bắc Hàn mà công luận đặc biệt theo dõi, đó là việc Bình Nhưỡng đe
dọa lại phóng hoả tiễn, thì hiện có nhiều ý kiến tin rằng Bắc Hàn, rốt
cuộc, sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm nguyên tử lần thứ tư. Giáo Sư nghĩ
vấn đề này như thế nào ? Liệu Hoa Kỳ, Nam Hàn và cả Nhật Bản nữa có thể
ứng phó hiệu quả gì không với hành động như vậy của Bắc Hàn?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Lần này thì cả Mỹ, Nam Hàn lẫn Nhật
Bản đều đã chuẩn bị và đều đưa ra những lời tuyên bố rất cứng rắn. Họ đã
nói rõ rằng nếu mà hoả tiễn Bắc Hàn hướng về phía họ thì họ sẽ bắn rơi.
Thành ra Bắc Hàn hiện nay chẳng khác nào leo lên lưng cọp; muốn xuống
thì phải có đường xuống mà không để bị mất thể diện. Cái đường “xuống
lưng cọp” đó có thể là, hiện nay, nhân lúc Bắc Hàn đang kỷ niệm sinh
nhật của người sáng lập chế độ Bình Nhưỡng, ông Kim Il-Sung( Kim Nhật
Thành – ông nội của đương kim chủ tịch Kim Jong-Un), thì họ có thể bắn
hoả tiễn gọi là “mừng” dịp lễ này; họ bắn ra biển. Và đạn đạo đó, Mỹ cho
biết là chỉ cần vài phút là có thể tính nó đã đi được tới đâu; và bắn
ra biển như vậy thì cũng là thử hoả tiễn mà lại không có làm gì ai cả.
Đó có thể là một cách mà Bắc Hàn thực hiện.
Thanh Quang:Thưa Giáo sư, do hành động khiêu khích đáng
ngại của Bắc Hàn mà lực lượng Mỹ và Nam Hàn hiện đang trong tình trạng
báo động, trong khi Nhật Bản đã bố trí hệ thống hoả tiễn Patriot chống
hoả tiễn ở quanh thủ đô Tokyo, giữa lúc Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện
quân đội Mỹ tại vùng Á Châu-Thái Bình Dương trong những tuần gần đây.
Như vậy, hành động khiêu khích, đe dọa nguyên tử của Bắc Hàn có vô tình
tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ cùng các đồng minh của Mỹ không, xét về mặt hợp
tác quân sự, chiến lược ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Điều này nói chung là đúng. Nhưng nó
cũng tạo cho Mỹ một số tổn thất bởi vì mỗi lần Hoa Kỳ cho bay máy bay
tàng hình B-2 thì tốn rất nhiều tiền, nhất là trong lúc Mỹ đang gặp phải
“sequestration” khiến cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Do đó, nếu Hoa Kỳ
hướng về phía vùng này nhiều quá thì sẽ chỉ còn những ngân khoản hạn hẹp
để hướng về những khu vực khác vốn cũng quan trọng không kém.
Thanh Quang:Vâng, chẳng hạn như vùng Biển Đông. Thưa Giáo
sư, một cách tổng quát thì Giáo sư nhận định như thế nào về tình hình
Bán Đảo Triều Tiên và vùng Biển Hoa Đông (East China Sea) có thể ra sao?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: Theo ý tôi thì tình trạng ở đó hiện
nay rất căng thẳng, cần phải xuống thang. Tình trạng này thuộc trong
khuyến cáo cua mọi quốc gia, trừ Bắc Hàn thôi. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn
đều đã chuẩn bị. Mà như Ngoại trưởng John Kerry đã nói rõ – và cả Bắc
Hàn cũng biết rõ – là nếu xảy ra chiến tranh, Bình Nhưỡng sẽ nắm chắc
phần thua và sẽ bị tàn phá. Đây là điều mà cả Trung Quốc cũng không muốn
xảy ra. Thế thì trừ phi Bắc Hàn tính toán sai hoặc là họ bị mất lý trí,
chứ còn tình trạng căng thẳng sẽ phải giảm xuống, và cuộc điều đình sẽ
phải xảy ra. Bắc hàn sẽ phải tìm một cớ nào đó để xuống thang những hành
động và lời tuyên bố quá khích của mình mà không mất thể diện.
Tôi nghĩ là các quốc gia sẽ mở đường như vậy cho Bắc Hàn và Trung Quốc cũng sẽ tìm cách cho Bắc Hàn làm được điều đó.
Việt Nam là trong số 10 quốc gia có số lượng sinh viên theo học đông nhất tại Mỹ, với TQ đứng đầu danh sách này.
Hiện nay 10 quốc gia có số lượng sinh viên học
đông nhất tại Mỹ là theo thứ tự sau: đứng đầu là Trung Quốc, kế tiếp là
Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,
Mexico và Iran.
Năm nay, lần đầu tiên, số sinh viên Trung Quốc theo học tại Mỹ vượt số sinh viên Ấn Độ hơn 200 người.
Cũng giống với các sinh viên quốc tế khác, số
lượng sinh viên Hàn Quốc tại các ký túc xá của trường tăng 67% kể từ năm
2008. Tuy nhiên, số sinh viên Trung Quốc tăng gần 400% trong thời gian
đó, với tổng số sinh viên đăng ký học lên tới 1.642 sinh viên vào mùa
thu năm 2012.
Bà Cristen Casey, Giám đốc Văn phòng Dịch vụ
Sinh viên Quốc tế, cho biết có một vài lý do tại sao số sinh viên quốc
tế đang ngày càng tăng lên.
"Đôi khi có một giáo sư trong trường đang tuyển
sinh từ một nước nào đó trên thế giới", bà nói. "Chúng tôi cũng thấy một
số khoa của trường muốn tuyển sinh từ một nước nhất định nào đó trên
thế giới. Có khi chính chúng tôi trên phương diện là một trường đại học
cũng chủ động trong việc tuyển sinh. "
Trần Trà, một kinh tế gia trẻ và là chủ tịch của
Mạng lưới Văn hóa, Giáo dục Hữu nghị Việt Nam (VINCEF), cho biết hiện
tại có 30 thành viên đang hoạt động trong tổ chức này, và con số này
được cho là sẽ tăng thêm. VINCEF là một tổ chức sinh viên khá mới mẻ,
hình thành vào tháng Tám năm ngoái sau khi nhóm này tham gia Tuần quốc
tế.
Kết nối
Văn phòng sinh viên quốc tế hoạt động nhằm kết
nối sinh viên quốc tế với nhà trường và tham gia vào các tổ chức sinh
viên qua việc tham gia nhiều sự kiện hơn, bà Casey nói.
Sự đa dạng của sinh viên quốc tế trong trường là
một cánh cổng để sinh viên trong nước có điều kiện giao lưu kết nối
trên phạm vi lớn hơn, bà Casey nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết
nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng",
bà nói. "Tôi xem đây là một cách thức để thu hẹp và xóa bỏ định kiến và
tạo các kết nối mà nhờ đó sẽ cho phép tất cả mọi người trở nên mạnh mẽ
hơn trong kinh doanh, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong nghề của
họ."
Sinh viên quốc tế qua cộng đồng của mình có thể
tìm cách tiếp cận với lớp sinh viên đi trước, bà Casey nói. Trong năm
ngoái, tiền học bổng từ các cựu sinh viên tặng cho sinh viên đang theo
học tăng lên, đa phần có thể được cho là nhờ tiếp cận qua cộng đồng sinh
viên, bà nói.
"Nó mang lại cho sinh viên cơ hội thực sự kết nối với và làm quen với những người dân đến từ các nền văn hóa đa dạng."
Cristen Casey, Văn phòng Dịch vụ Sinh viên Quốc tế
Có nhiều cơ hội để sinh viên quốc tế kết nối với
cộng đồng sinh viên, bà nói. Các trường trung học và tiểu học địa
phương mời các sinh viên quốc tế tới "Ngày văn hóa" của trường để nói về
kinh nghiệm của họ.
Đàm Đức, sinh viên năm thứ hai kinh tế và điều
phối viên giáo dục của VINCEF, cho biết Việt Little Brother, một chương
trình mùa hè tại Việt Nam, đã giúp người ta biết về việc đi học ở Mỹ nhờ
các cựu sinh viên kể về các chương trình thực tập và cơ hội phát triển ở
Mỹ.
Một mặt trường đại học đang nỗ lực trong việc
kéo sinh viên quốc tế tham gia các hoạt động ở trường, thì Văn phòng Học
giả và Sinh viên Quốc tế (ISSO) cũng làm việc để khuyến khích sinh viên
bản xứ tiếp cận với cộng đồng sinh viên quốc tế, bà Casey nói.
"Hầu hết sinh viên quốc tế đều thực sự phấn khởi
và đầy hào hứng muốn hiểu biết về người Mỹ", bà nói. "Nhìn chung, chúng
tôi thấy sinh viên quốc tế đều tìm cách kết bạn với sinh viên Mỹ, và họ
đang rất cởi mở về trong chuyện đó."
Sau những phát biểu thận trọng, cố gắng làm dịu tình hình, giờ đã đến lúc Hoa Kỳ cảnh cáo Bắc Triều Tiên không nên « đùa với lửa » và hãy từ bỏ ý định bắn hỏa tiễn.
Trước thái độ hung hăng của Bình Nhưỡng coi thường các trừng phạt quốc tế, đe dọa bắn tên lửa, có nguy cơ làm bùng nổ xung đột quân sự trên bán đảo Triều Tiên, các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc được đặt trong tình trạng báo động, nhằm đối phó với mối đe dọa nghiêm trọng của Bắc Triều Tiên.
Từ tháng Hai năm ngoái đến nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện hai vụ bắn tên lửa, trong đó có một vụ thành công hồi tháng 12/2012, mà phuơng Tây coi là những vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo trá hình. Sau đó, Bắc Triều Tiên lại tiến hành thử nguyên tử, tuyên bố tái khởi động các hoạt động trong chương trình hạt nhân, triển khai tên lửa tầm trung ở phía đông của nước này.
Trong bối cảnh đó, ngày hôm qua 10/04/2013, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel tuyên bố : « Với luận điệu hiếu chiến, Bắc Triều Tiên đang đùa với lửa và không giúp gì cho việc làm dịu tình hình bất ổn định ». Đồng thời, ông cũng khẳng định : « Chúng ta hoàn toàn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, mọi hành động mà Bắc Triều Tiên có thể thực hiện, đối phó với mọi sự khiêu khích mà nước này có thể tiến hành ».
Bất chấp lời cảnh cáo của láng giềng và đồng minh Trung Quốc, chính quyền Bình Nhưỡng trong tuần qua đã cho triển khai hai tên lửa tầm trung Musudan ở bờ biển phía đông. Loại tên lửa này có tầm bắn lý thuyết lên tới 4000 km, nghĩa là có thể tấn công các mục tiêu ở Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí trên đảo Guam của Hoa Kỳ.
Vụ bắn tên lửa có thể xẩy ra trước hoặc sau ngày 15/04, sinh nhật của Kim Nhật Thành, người sáng lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, ông nội của Kim Jong Un. Hành động khiêu khích này cũng có thể diễn ra khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO – Anders Fogh Rasmussen, tới Seoul, vào ngày mai, thứ Sáu, 12/04.
Theo nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc, chính quyền Bình Nhưỡng có thể bắn nhiều tên lửa. Quan sát vệ tinh phát hiện quân đội Bắc Triều Tiên di chuyển nhiều dàn phóng tên lửa Scud có tầm bắn vài trăm km và tên lửa Rodong có thể bắn xa hơn 1000 km.
Trong những ngày vừa qua, nhằm gây nhiễu, đánh lạc hướng tình báo phương Tây, Bắc Triều Tiên đã nhiều lần di chuyển các dàn phóng tên lửa. Theo báo chí Nhật Bản, hai tên lửa tầm trung Musudan được triển khai, chĩa lên trời.
Được hỏi về khả năng tên lửa của Bắc Triều Tiên, chỉ huy quân đội Mỹ, tướng Martin Dempsey nhận định là sau nhiều vụ Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa thành công, cần phải tính tới tình huống xấu nhất.
Mặt khác, để làm dịu thái độ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, hôm thứ Ba, 09/04/2013, chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương, đô đốc Sam Locklear nói rõ là quân đội Mỹ sẽ chỉ bắn hạ tên lửa của Bắc Triều Tiên nếu như các hỏa tiễn này đe dọa Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc lãnh thổ Hoa Kỳ.
Phát biểu tại tiểu ban quân lực Thượng viện Hoa Kỳ, đô đốc Locklear giải thích là quân đội Mỹ không mất nhiều thời gian để xác định được là tên lửa của Bắc Triều Tiên đi theo hướng nào và nhắm vào mục tiêu nào.
Dường như rất tức giận vì thái độ của cộng đồng quốc tế cho rằng các đe dọa của Bắc Triều Tiên chỉ là những hành động huyênh hoang hù dọa, « khoa chân múa tay », chính quyền Bình Nhưỡng lên giọng, nói đến một cuộc chiến tranh « nhiệt hạch », khuyên nhủ ngoại kiều ở Hàn Quốc nên rời nước này để tránh chiến tranh. Trước đó, Bắc Triều Tiên cũng cảnh báo các cơ quan đại diện nước ngoài ở Bình Nhưỡng là kể từ ngày 10/04, chính quyền nước này không đủ khả năng bảo đảm an ninh cho họ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang.
Thế nhưng, ngày 10/04/2013 Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố là cho đến lúc này, không có ý định sơ tán các cơ quan đại diện của mình ra khỏi Bình Nhưỡng cũng như Seoul.
Biểu tình chống Trung Quốc cũng bị đánhRFA file (trong ảnh anh Nguyễn Chí Đức bị công an đạp vào mặt)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Công an tiếp tục giả dạng côn đồ để tấn công và hành hung hai người bất đồng chính kiến là chị Bùi Minh Hằng và anh Nguyễn Chí Đức. Mặc Lâm theo dõi câu chuyện qua lời kể của hai nạn nhân sau đây.
Luật rừng ở Hà Nội Mặc Lâm:Thưa chị Minh Hằng chúng tôi có tin từ ngày hôm qua rằng khi chị về Hà Nội để làm thủ tục vụ kiện ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã bị một số côn đồ theo dõi và hành hung, câu chuyện này ra sao chị có thể cho biết thêm chi tiết không? Chị Bùi Minh Hằng:Ngày hôm qua tòa án Hà Nội gửi giấy báo mời Minh Hằng ra tòa để làm việc về đơn kiện chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo. Trong khi Minh Hằng ra tòa thì có Nguyễn Chí Đức và vài anh chị em Hà Nội áp tải Minh Hằng đi cùng bởi vì sợ nguy hiểm bởi vì khi Minh Hằng từ quê về đến Hà Nội vào lúc 10 giờ sáng đã phát hiện ra mình bị theo dõi. Ngay sau đó Minh Hằng đã chụp được hình ảnh và biển số xe của những kẻ này, liên tục từ sáng cho đến 2 giờ chiều.
Vi phạm giao thông cũng bị đánh. RFA file
Mặc Lâm:Chị có nghĩ đây chỉ là một băng cướp nào đó hay không vì hiện nay tình trạng cướp bóc rất phổ biến tại Hà Nội?
Chị Bùi Minh Hằng:Cướp thì không bao giờ nó dám để cho người mình phát hiện công khai mà nó vẫn có vẻ như muốn tấn công cả. Khi ra đến khu vực chợ Hàng Da có một nhóm ba tên gần như khiêu khích thì Chí Đức mới chống xe xuống, cậu ấy nói rằng chúng mày muốn gì. Lúc ấy hai bên sát vào để đánh nhau và Minh Hằng đã can gián rồi. Sau đó Chí Đức chở Minh Hằng về nơi nghỉ, khi đến đấy thì Minh Hằng sững người lại thấy cái tên đã bị mình chụp ảnh lúc sáng đứng ngay trước mặt Minh Hằng! Khi nhìn thấy nó Minh Hằng rất ngạc nhiên và kêu lớn lên và ngay lập tức nó rồ ga nó chạy. Khi nó bỏ chạy thì Chí Đức đứng phía sau hô luôn, Chí Đức hô là cướp cướp…
Cậu ấy chồm ra đánh Minh Hằng mặc dù lấc ấy có hai người dân phòng đang giữ tay cậu ấy. Khi chồm vào đánh Minh Hằng thì những thanh niên có mặt ở đó phẫn nộ và đánh cậu ấy. Khi họ đánh cậu ta quá đau cậu ta mới kêu lên rằng mình là công an
Chị Minh Hằng
Mặc Lâm:Khi ấy bà con chung quanh phản ứng ra sao?
Hình ảnh anh Nguyễn Chí Đức sau khi bị chặn đánh hôm 8 tháng 4 vừa qua. (Source blog Teu)
Chị Bùi Minh Hằng:Rõ ràng xác định lúc đó là kẻ gian thì toàn bộ khu phố ấy toàn dân phòng và người dân khu phố hay chạy xe ôm người ta rượt đuổi cùng với Chí Đức. Sau đó chặn được cậu này ở chặng đường cách đó vài trăm mét. Lúc đó cậu ta chưa nhận mình là công an nữa. Minh Hằng chạy theo mọi người đến nơi, cuối cùng cậu ấy chồm ra đánh Minh Hằng mặc dù lấc ấy có hai người dân phòng đang giữ tay cậu ấy. Khi chồm vào đánh Minh Hằng thì những thanh niên có mặt ở đó phẫn nộ và đánh cậu ấy. Khi họ đánh cậu ta quá đau cậu ta mới kêu lên rằng mình là công an. Mặc Lâm:Mọi người lúc ấy có tin cậu ta là công an hay không và thái độ của người dân ra sao? Chị Bùi Minh Hằng:Khi cậu ta nhận mình là công an thì những người dân quanh đấy người ta yêu cầu cho người ta xem giấy tờ. Lúc ấy tay cậu ta đã bị còng nhưng cậu ta rút ra một cái giấy cho anh dân phòng xem sau đó anh dân phòng này xác nhận anh ta là an ninh. Sau đó họ mở còng cho anh ta. Khi được mở còng rồi thì anh ta tỏ ra rất hung hăng anh ta gọi điện cho một chục kẻ nữa đến theo anh ta.
Anh em Hà Nội nghe tin mình bị tấn công thì đến ngồi cùng với Minh Hằng ở một quán cà phê. Khi ngồi trong quán cả phê thì chính anh này anh ấy kéo một nhóm người rất hùng hỗ đi vào trong quán. Lúc ấy Minh Hằng ngồi với một người bạn còn lại toàn bộ chủ quán với nhân viên đều ra ngoài hết vì quá sợ hãi. Minh Hằng nghĩ rằng cứ mặc kệ xem anh ta làm gì. Anh ta đi vào đi ra theo kiểu hăm dọa thôi, không hỏi han hay đụng chạm gì tới Minh Hằng cả. Sau đó anh ta dẫn cả đội quân này giống như một cảnh đi lùng sục dọc con phố đó. Theo Minh Hằng nghĩ thì chắc là anh ta lùng sục Chí Đức và anh ta cũng muốn cho nhân dân quanh đó thấy uy thế của anh ta. Vừa rồi là chị Bùi Minh Hằng cho biết diễn tiến câu chuyện công an giả dạng côn đồ để theo dõi chị và bị người dân rượt bắt. Sau đó chúng kiếm đối tượng trả thù là anh Nguyễn Chí Đức vì anh Đức đã truy bắt chúng cùng với dân phòng. Anh Đức kể phần còn lại với chúng tôi vào trưa ngày hôm nay sau khi anh bị bọn côn đồ tấn công, anh Đức nói:
Họ từ bụi lùm họ nhảy ra và từ đó đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy vụt vào đầu tôi nhưng tôi che đầu...Lúc ấy họ đạp vào mặt, như vậy là tiếp theo tôi bị công an đạp vào mặt! Tôi khẳng định công an chứ không phải là côn đồ vì xưa nay tôi không gây thù oán cho bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí tôi còn hay giúp người khác
Anh Nguyễn Chí Đức
Nhà báo cũng đánh (Văn Giang 2012). RFA file
Anh Nguyễn Chí Đức:Buổi sáng tôi đến công ty của tôi ở chỗ khu công nghiệp Thăng Long là chi nhánh của Bưu điện Hà Nội, tôi thấy rất nhiều người lạ chỗ gần nhà tôi nên tôi sinh nghi. Công ty của tôi ngay chi nhánh tôi làm thì nó rất đồng không mông quạnh, gọi là khu công nghiệp Nam Thăng Long, rất là vắng cho nên người lạ vào là biết ngay. Khi tôi vào thì anh bảo vệ cho biết lúc vừa rồi có người hỏi nhưng anh bảo vệ không biết là ai. Đến giờ ăn trưa tôi ra quán ăn, vừa đi một đoạn thì bị họ phục kích trong bụi rậm họ đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy họ vụt khoảng 5 hay 6 người gì đấy. Lúc ấy tôi chưa mê man nhưng coi như là hoang mang rồi tại vì xe bị ngã.
Trong khu công nghiệp rất là vắng, họ từ bụi lùm họ nhảy ra và từ đó đánh tôi tới tấp. Họ cầm gậy vụt vào đầu tôi nhưng tôi che đầu và la to đừng đánh vào đầu tôi kẻo tôi chết. Lúc ấy họ đạp vào mặt, như vậy là tiếp theo tôi bị công an đạp vào mặt! Tôi khẳng định công an chứ không phải là côn đồ vì xưa nay tôi không gây thù oán cho bất kỳ ai trong xã hội, thậm chí tôi còn hay giúp người khác. Trong sự việc này tôi tin chắc trăm phần trăm là công an đánh tôi. Mặc Lâm:Sau khi bị đánh nặng nề như vậy anh chạy đi đâu để trốn? Anh Nguyễn Chí Đức:Tôi phóng xe tới một chỗ rồi nằm nghỉ. Tôi gọi cho bạn vì tôi không dám gọi công an vì chắc chắn tôi có gọi thì công an vẫn không làm gì. Gọi cơ quan thì tôi sợ ảnh hưởng tới ngành và họ đưa về bưu điện Hà Nội làm xét nghiệm cho tôi thì cũng chìm xuồng thôi cho nên tôi gọi bạn hữu anh em cho tin tưởng.
Tôi rất là đau, đau ở phần lưng, chân thì không sao vẫn đi được nhưng mặt thì u mê cả lên và phần lưng là đau nhất. Họ chưa cầm gậy vụt vào đầu tôi nếu mà vụt vào đầu thì có khi tôi chết ngay chỗ đấy, chả có ai biết cả. Công an tuy nó dã man nhưng nó còn giữ mạng sống cho tôi. Họ cầm gậy rất to tôi cảm giác cây gậy đấy mà vụt vào đầu một cái thì chắc là bể như quả táo. Mặc Lâm:Dù sao cũng chúc mừng anh vừa thoát chết. Xin cảm ơn và mong anh chóng bình phục.